KIẾN THỨC PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
BÀI 2: BÁT CHÁNH ĐẠO
Bài viết thuộc series tìm hiểu những giáo lý cơ bản trong Phật giáo. Chúc mọi người tinh tấn tu học để thông đạt giáo lý Đức Phật, chuyển hóa cuộc sống giúp thân tâm an lạc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đối lập đó chính là sự nhận thức của vô minh tà kiến, vd như tin vào một đấng tạo hóa ban phước giáng họa nên sinh ra cầu xin phó thác vào vị đó, hoặc chấp bản ngã thường còn, hoặc chết là hết…
Sự tư duy này nhằm mục đích hướng bản thân đến những điều cao quý, đồng thời giúp người khác cũng đạt được những điều cao quý đó. Trái lại là những tư duy thấp hèn vì mục đích lợi dưỡng bản thân mà hại người hại vật.
Đôi khi chánh ngữ cần được hiểu rộng ra một tí, không phải lúc nào lời nói thật cũng là đúng và lời là mắng cũng là sai. Bản thân Đức Phật cũng từng nói dối để cứu một con thỏ khỏi tay thợ săn, thì lời nói dối đó cũng được xem là chánh ngữ. Hoặc các vị tôn túc, vì muốn môn đệ của mình nên người mà phải la mắng thì lời la mắng đó cũng là chánh ngữ.
Việc bố thí giúp người là những hành động đẹp xuất phát từ sự tư duy chân chánh, vs như hiến máu, hiến mô tạng...Những hành động này mang đến cuộc sống cho rất nhiều người, thể hiện tâm từ bi bát ái mà mỗi người con Phật cần phải hướng đến.
Đức Phật có nói đến 5 nghề nghiệp không chân chánh mà người con Phật nên tránh xa, đó là:
1. Buôn bán thuốc độc
2. Buôn bán người
3. Buôn bán các chất gây say gây nghiện
4. Buôn bán vũ khí
5. Giết mổ chúng sinh
Đây đều là các nghề tạo nghiệp ác rất nhiều, thậm chí là vi phạm pháp luật như buôn bán ma túy, bán người.
Tinh tấn là một phần quan trọng trong quá trình tu tập, không có tinh tấn chắc chắn không thành tựu được bất kì điều gì, kể cả đạo pháp cũng như cuộc sống xã hội.
Người tu học không cần phải học quá nhiều, làm quá nhiều, chỉ cần siêng năng mỗi ngày làm một chút, đều đặn không ngừng nghỉ ngày nào thì chắc chắn kết quả đạt được hết sức to lớn. Bản thân Đức Phật làm hạnh Bồ Tát không bao giờ chùn bước, Ngài kiên trì qua nhiều đời nhiều kiếp để cuối cùng đạt được đạo quả giải thoát.
1. ỨC NIỆM:
Là nhớ nghĩ quá khứ để rút ra bài học cho thực tại, không phải đắm chìm trong quá khứ theo những buồn vui thế gian. Ngòai ra còn có sự tưởng nhớ đến các ân đức mà mình thọ hưởng để sinh tâm biết ơn.
2. QUÁN NIỆM:
Là quan sát các chi phần của thực tại để thấu suốt lí khổ, vô thường, vô ngã. Các chi phần đó được nói đến trong Tứ Niệm Xứ, gồm có: quán thân, quán thọ, quán pháp, quán tâm.
Đọc thêm về chánh niệm: https://thuvienhoasen.org/
Chánh định là bước quan trọng cuối cùng trên con đường đưa đến hạnh phúc (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật. Khi tâm đã khinh an, định tĩnh, thì những chướng ngại cản trở hạnh phúc không thể phát khởi. Hơn thế nữa, khi ngồi thiền, chúng ta có thể trụ tâm định tĩnh trên đối tượng tâm phát sinh cùng với thức. Định giúp chúng ta phá vỡ được vẻ bề ngoài giả tạo của các đối tượng này để có cái thấy rõ ràng về tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng. Với chánh định, ta càng tinh tấn hành thiền, và chúng ta đạt được nhiều tiến bộ trên đạo lộ.
(Trích BÁT CHÁNH ĐẠO Con Đường Đến Hạnh Phúc. Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana. Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh)
Đọc thêm về chánh định: https://thuvienhoasen.org/
Nguồn: cusiphapan
Cùng chủ đề: