Ngôi chùa Việt Nam lớn nhất trên sa mạc ở Mỹ

Chủ nhật, 22/09/2019, 06:41 GMT+7

    Tọa lạc trên vùng đất sa mạc nhiều nắng gió và đầy cát bụi, thiền viện Chân Nguyên còn được gọi tên là chùa Sa Mạc.

Thiền viện Chân Nguyên được Thượng tọa Thích Đăng Pháp thành lập vào năm 2005, xây dựng trên diện tích 25 hecta.

Thiền viện Chân Nguyên được Thượng tọa Thích Đăng Pháp thành lập vào năm 2005, xây dựng trên diện tích 25 hecta.

Thiền viện tọa lạc trên một vùng sa mạc ở Adelanto, California, Hoa Kỳ.

Thiền viện tọa lạc trên một vùng sa mạc ở Adelanto, California, Hoa Kỳ.

Công trình xây dựng đầu tiên và nổi tiếng của thiền viện này là tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá cẩm thạch, cao 7,5m, nặng 80 tấn, được tạc ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Công trình xây dựng đầu tiên và nổi tiếng của thiền viện này là tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá cẩm thạch, cao 7,5m, nặng 80 tấn, được tạc ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Ngôi chánh điện của thiền viện Chân Nguyên uy nghiêm được hoàn thành vào năm 2012.

Ngôi chánh điện của thiền viện Chân Nguyên uy nghiêm được hoàn thành vào năm 2012.

Điện phật được tôn trí bằng tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tang; phía trước thờ tượng đức Phật Dược Sư, tượng và hai tượng Hộ Pháp.

Điện phật được tôn trí bằng tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tang; phía trước thờ tượng đức Phật Dược Sư, tượng và hai tượng Hộ Pháp.

Các pho tượng Thích Ca Mâu Ni, Dược Sư, Quán Thế Âm, Địa Tạng và Hộ Pháp được đúc bằng đồng tại Huế năm 2008.

Các pho tượng Thích Ca Mâu Ni, Dược Sư, Quán Thế Âm, Địa Tạng và Hộ Pháp được đúc bằng đồng tại Huế năm 2008.

Những bức tượng cao nhiều mét và nặng hàng tấn.

Những bức tượng cao nhiều mét và nặng hàng tấn.

Trong điện Phật có gắn nhiều phù điêu tượng Bồ tát Quán Thế Âm, tranh Phật tích trên kính và những chùm đèn mạ vàng 24K.

Trong điện Phật có gắn nhiều phù điêu tượng Bồ tát Quán Thế Âm, tranh Phật tích trên kính và những chùm đèn mạ vàng 24K.

Ở sân trước, thiền viện tôn trí khá nhiều tượng lớn, nhỏ bằng đá cẩm thạch được tạc tại Việt Nam: Vườn tượng Tứ Động Tâm, trong đó tượng Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn dài 6,5m và các tượng đức Phật Dược Sư, đức Phật A Di Đà, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Thập bát A La Hán…

Ở sân trước, thiền viện tôn trí khá nhiều tượng lớn, nhỏ bằng đá cẩm thạch được tạc tại Việt Nam: Vườn tượng Tứ Động Tâm, trong đó tượng Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn dài 6,5m và các tượng đức Phật Dược Sư, đức Phật A Di Đà, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Thập bát A La Hán…

Phía sau ngôi chánh điện, thiền viện có những công trình xây dựng lớn như thư viện, tăng xá, trai đường hai tầng và nhiều thất (căn nhà nhỏ) cho phật tử ở lại dự các khóa tu học.

Phía sau ngôi chánh điện, thiền viện có những công trình xây dựng lớn như thư viện, tăng xá, trai đường hai tầng và nhiều thất (căn nhà nhỏ) cho phật tử ở lại dự các khóa tu học.

Thiền viện đã tổ chức trọng thể các đại lễ phật giáo hằng năm như Đại lễ Phật đản, vía Bồ tát Quán Thế Âm,… cho hàng ngàn phật tử, du khách ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ và những quốc gia khác.

Thiền viện đã tổ chức trọng thể các đại lễ phật giáo hằng năm như Đại lễ Phật đản, vía Bồ tát Quán Thế Âm,… cho hàng ngàn phật tử, du khách ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ và những quốc gia khác.

Năm 2019, thiền viện Chân Nguyên đã được xác lập kỷ lục người Việt toàn cầu với danh hiệu “Thiền viện Chân Nguyên, Hoa Kỳ - Ngôi chùa Việt Nam lớn nhất xây dựng trên sa mạc”.

Năm 2019, thiền viện Chân Nguyên đã được xác lập kỷ lục người Việt toàn cầu với danh hiệu “Thiền viện Chân Nguyên, Hoa Kỳ - Ngôi chùa Việt Nam lớn nhất xây dựng trên sa mạc”.

Mới đây, thiền viện Chân Nguyên tiếp tục được tiến sĩ Võ Văn Tường (người chụp ảnh, viết sách và triển lãm hình ảnh chùa Việt Nam nhiều nhất) và ông Lê Trần Trường Anh (Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings) đưa vào cuốn “Chùa Việt Nam - Những kỷ lục về di sản văn hóa” song ngữ Anh - Việt cùng với 107 ngôi chùa khác.

Mới đây, thiền viện Chân Nguyên tiếp tục được tiến sĩ Võ Văn Tường (người chụp ảnh, viết sách và triển lãm hình ảnh chùa Việt Nam nhiều nhất) và ông Lê Trần Trường Anh (Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings) đưa vào cuốn “Chùa Việt Nam - Những kỷ lục về di sản văn hóa” song ngữ Anh - Việt cùng với 107 ngôi chùa khác.

Nguồn: Dân Việt

Ý kiến của bạn