Để kỉ niệm ngày Đản Sanh của Đức Phật, Thái Lan đã cho ra mắt bộ tem Vesak day 2023 (Lễ Phật Đản) với hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền với các tư thế trì ấn.
1. Thiền ấn (pang sa-maa-ti hay dhyana mudra) : Lòng bàn tay Phật ngửa lên đặt ngay ngắn trong lòng. Tư thế này cho thấy Phật đang tập trung tinh thần nhiếp phục thân tâm.
2. Thí vô úy ấn (pang bpra-taan a-pi hay abhaya mudra) : Khi bàn tay Phật thể hiện động tác này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Tư thế này thường thấy ở cả tượng Phật đứng và tượng Phật ngồi.
3. Vô Uý thủ ấn (Abhaya Mudrā ) : Tư thế của thủ ấn này là tay phải đưa lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên, tay còn lại để xuôi theo tư thế toạ thiền . Có nhiều cách giải thích khác nhau về ý nghĩa, nguồn gốc của thủ ấn này, dựa theo sử liệu về cuộc đời đức Phật thì những dữ kiện như đức Phật hàng phục voi say Nālāgiri, khi Đề-bà Đạt-đa (Devadatta) âm mưu làm hại Ngài, hoặc Ngài đứng với cả hai tay theo thủ ấn Vô Úy là dựa theo truyền thuyết Ngài từ cung trời Đâu-suất (Tavatimsa) trở về địa cầu sau 3 tháng giảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Có tài liệu giải thích đó là để chỉ Ngài đã ngăn chặn nạn dịch, nạn đói và chiến tranh xảy ra tại thành Vesāli (Chú giải Ratana Sutta, kinh Châu Báu). Có tài liệu giải thích đó là dựa theo câu chuyện Ngài đã hóa giải, ngăn chặn cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng (bộ tộc Sakya và Koliya) tranh chấp về việc sử dụng nguồn nước sông Rohini.
4. Xúc địa ấn ( pang maa-ra-wi-chai hay bhumisparsa mudra) : Trong nghệ thuật tượng Phật Thái tư thế này được gọi là Đức Phật điều phục Mara (Ma vương). Mara là một con quỷ cám dỗ Đức Phật. Tay phải của Phật được đặt trên cẳng chân trong trạng thái chạm vào Trái đất, đôi khi chỉ là tượng trưng. Đây là tư thế thường thấy nhất.
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền ( còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) như Thái Lan giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.
Dấu bưu cục đi Phra Khanong ngày 16-5-66 (Phật lịch 2566), dấu trung chuyển bưu cục TP.Hồ Chí Minhy ngày 2-6-2023 và dấu đến ngày 3-6-2023.