/

Thông điệp của đức Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 gửi Đại Lễ Vesak 2019

Thứ ba, 16/04/2019, 13:29 GMT+7

THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 GỬI ĐẠI LỄ VESAK 2019

57238959_1964952043616797_7287193491258474496_n

      Mọi người thường hỏi tôi rằng liệu giáo lý của Đức Phật có còn phù hợp trong thời đại ngày nay hay không. Nếu mục đích cuối cùng của Phật giáo là để phục vụ và mang lại lợi ích cho nhân loại thì tôi tin đạo Phật vẫn còn phù hợp. Điều quan trọng là làm thế nào chúng ta, những người con Phật có thể đóng góp cho xã hội theo ý tưởng của mỗi cá nhân. Chìa khóa chính là sự an lạc trong nội tâm. Nếu có được điều đó, chúng ta có thể đối mặt với bất cứ điều gì xảy ra bằng sự điềm tĩnh và lý trí, sự an tĩnh của chúng ta không bị xáo trộn. Lời dạy về tình yêu, lòng từ và sự khoan dung, cách cư xử hòa nhã, và đặc biệt giáo lý nhà Phật nói rằng vạn vật đều có tính tương đối, đó chính là nguồn gốc của sự an lạc nội tâm.

      Lời Phật dạy về cơ bản mang tính thực tế. Đạo Phật không chỉ dành cho một nhóm người hoặc một quốc gia mà còn cho tất cả chúng sinh. Mọi người có thể đi theo con đường này tùy theo khả năng và thiên hướng của họ. Ví dụ như tôi bắt đầu học giáo lý đạo Phật từ khi còn nhỏ và mặc dù bây giờ đã hơn 80, tôi vẫn còn học. Do đó, bất cứ lúc nào có thể, tôi khuyến tấn các hàng Phật tử, tôi gặp những người đệ tử Phật ở thế kỷ 21 để tìm ra lời dạy nào có ý nghĩa thực sự và phát huy hiệu quả. Điều này có nghĩa là sự lắng nghe và hiểu biết, suy ngẫm về những gì bạn đã đọc hoặc nghe và làm cho chính bạn hoàn toàn hiểu rõ về nó.

      Những thành tựu trong thời hiện đại của chúng ta là rất lớn. Nhưng bản thân công nghệ và sự phát triển vật chất không thể mang đến ự thỏa mãn lâu dài . Bị tác động bởi sức mạnh kinh tế và chính trị, hành động của chúng ta đã đánh mất tầm ảnh hưởng đối với người khác. Đôi khi, sự hẹp hòi và ích kỷ của chúng ta gây ra hậu quả đó nỗi khổ tràn lan và sự hủy hoại đối với môi trường. Chúng ta cần đánh giá lại động lực và cách cư xử của chúng ta qua phương diện về ý thức trách nhiệm hơn đối với thế giới.

      Tôi rất ủng hộ khi biết rằng năm nay, cuộc hội thảo sẽ tập trung vào việc làm thế nào Phật giáo có thể đóng góp cho hòa bình bền vững, sự giáo dục trong gia đình hài hòa về đạo đức, chịu trách nhiệm trong tiêu dùng và phát triển bền vững, đặc biệt là liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

      Lễ Phật Đản hay Vesak là dịp chúng ta tưởng niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, thành đạo và nhập Niết Bàn, và được coi là ngày thiêng liêng nhất trong lịch sử Phật giáo. Tôi kính gửi lời chào mừng đến tất cả mọi người tham gia Ngày Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 16 sẽ được tổ chức tại Việt Nam và cầu chúc cho đại lễ thành công tốt đẹp.

Ý kiến của bạn