Cách đây hai ngàn năm trăm năm, Đức Phật là nhà tâm lý học đầu tiên, giảng dạy các đệ tử đi theo ngài về sức mạnh của sự thay đổi quá trình tinh thần, để làm họ giảm bớt đi các cảm xúc phiền muộn, và để họ chấp nhận sự thay đổi.
Một trong những trí tuệ của Đức Phật là bốn sự thật cao quý, giúp cho mọi chúng sinh giải thoát ra khỏi các đường lối cư xử và suy nghĩ, mà đã làm cho suốt đời họ đau khổ.
Chúng ta hãy nhìn vào bốn nguyên lý chính của Đạo Phật, điều này sẽ giúp cho chúng ta hiểu tại sao khi chúng ta kiểm soát các tình huống của mình quá chặt chẽ, sẽ gây ra sự tù túng, và sự lo âu cho chính mình. Thế nên, khi chúng ta học cách buông xả các sự dính mắc, chúng ta đã áp dụng một phương cách thông minh để chuyển hóa cuộc đời của chúng ta.
Bốn sự thật cao quý có thể giúp cho chúng ta thoát ra khỏi nhu cầu kiểm soát, và thay vào đó, chúng ta chấp nhận sống trong giây phút hiện tại. Khi sống trong giây phút hiện tại, chúng ta sẽ tìm được sự can đảm để vượt qua ngưỡng cửa "sợ hãi vì không hiểu biết rõ ràng", và thoải mái chấp nhận các sự thay đổi mà chúng ta không thể nào tránh được. Tôi tìm ra được sự ích lợi, là nếu trong một ngày, nhiều lần tôi tạm dừng nghỉ một vài phút, để chú tâm suy nghĩ về một, hoặc là nhiều sự thật cao quý. Tôi nghĩ chúng ta nên sống theo cái la-bàn định hướng đáng yêu nầy.
Sau đây là bốn sự thật cao quý từ cuốn sách của tôi, "Tâm khôn ngoan, tâm mở rộng", quyển sách giúp cho chúng ta buông xả sự dính mắc, và vượt qua được các tình trạng khó khăn của chính mình.
Chúng ta sẽ cảm thấy an toàn hơn, khi chúng ta dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra, do đó, càng ngày chúng ta càng không chấp nhận một sự thật đơn giản: mọi sự vật đều thay đổi. Bởi vì cuộc đời thì không thể tiên đoán được, cho nên ngay cả khi chúng ta làm mọi thứ "đều đúng" như ý muốn, và ngay cả khi chúng ta đề phòng mọi sự rủi ro, chúng ta vẫn có thể đối mặt với sự mất mát bất ngờ.
Bởi vì cú sốc nầy quá mạnh, cho nên khi điều nầy xảy ra, chúng ta không biết phải làm gì, và làm chúng ta khó lấy lại được sự bình thản. Thay vì chúng ta chấp nhận sự đổi thay tất yếu, và thay đổi thích ứng trong cách làm việc, chúng ta lại có hành vi (sợ hãi) cố gắng nắm quyền kiểm soát, rồi chúng ta bắt buộc người khác, và thay đổi các tình huống cho phù hợp vào sự mong đợi của chúng ta. Sự thật cao quý thứ nhất của Đạo Phật là một lời nhắc nhở chúng ta, đừng nên trốn tránh, hoặc là bác bỏ sự thật. Tưởng tượng ra các ý nghĩ u ám, cho rằng những trở ngại có thể trở nên tồi tệ hơn, không phải là chuyện làm khôn ngoan, tuy nhiên, nếu chúng ta cố-ý quên đi thực tế (vì tất cả mọi tình huống đều có thể thay đổi) thì khi chuyện tồi tệ xảy ra, chúng ta sẽ bị một cú sốc to lớn.
Sự thật cao quý thứ nhì: Cuộc đời chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta dính mắc và kỳ vọng, bởi vì chúng ta nắm giữ và không chịu buông bỏ
Nếu chúng ta thiếu khả năng chấp nhận sự thay đổi, điều này có thể làm cho chúng ta thêm tức giận, buồn rầu, và bực bội. Thật là khó khăn để buông xả niềm tin sai lầm, cho rằng cách duy nhất để có hạnh phúc (một lần nữa) là lấy lại được những gì đã mất. Ngay cả khi chúng ta biết là chúng ta không thể đảo ngược lại tình hình, chúng ta vẫn có thể cảm thấy đau khổ về sự thật này.
Khi chúng ta bám vào những gì đã mất, chúng ta trốn tránh quá-trình chấp-nhận sự mất mát và nỗi phiền-muộn vì mất mát, làm cho chúng ta như bị tê liệt. Tô vẽ ra một tương lai giống y hệt như các hoàn cảnh đã xảy ra trong quá khứ, làm cản trở chúng ta khám phá ra những con đường tốt đẹp hơn ở phía trước, vì chúng ta để điều nầy bên ngoài tầm mắt của mình. Sự mong muốn quay trở lại quá khứ, hoặc là tái tạo lại quá khứ có thể dẫn chúng ta đi vòng vòng, làm chúng ta đi lạc trong khu rừng tối, thay vì chúng ta cần chú tâm vào các khúc rẽ, dẫn chúng ta đến một con đường mới, thoát ra khỏi khu rừng rậm.
Chúng ta sẽ thay đổi quan điểm, khi chúng ta nhận ra rằng không có một hạnh phúc nào bền vững, điều này sẽ bắt đầu việc chữa lành căn bệnh đau khổ của chúng ta. Bước kế tiếp, mà chúng ta cần chấp nhận là chúng ta phải mở rộng định-nghĩa những gì mang lại cho chúng ta hạnh phúc, như là sự từ bỏ thói quen nắm giữ, và thói-quen không chịu buông bỏ, cũng như nhu cầu kiểm soát các hoàn cảnh bên ngoài.
Sau khi chúng ta vượt ra được cú sốc to lớn, chúng ta cảm thấy khó có khả năng để vui vẻ trở lại như xưa. Tuy nhiên, sự thật cao quý thứ ba cũng cho chúng ta biết thêm rằng có một lối sống mới mang lại chúng ta sự vui vẻ, nếu không muốn nói là an lạc hơn, so với lối sống cũ. Lối sống mới nầy kêu gọi chúng ta hãy bắt đầu quá trình chuyển hóa.
Điều quan trọng là sự thăng bằng, giữa một niềm khát khao về một điều gì đó tốt đẹp hơn, và sự chấp-nhận những gì mình có, ngay bây giờ. Sự thăng bằng cho phép chúng ta sống trong giây phút hiện tại, và tin tưởng rằng sự chấp nhận của chúng ta sẽ làm tan biến đi màn sương mù của sự nhầm lẫn, và sự lo lắng, cũng như chỉ bày cho chúng ta cách để có hạnh phúc trở lại (một lần nữa). Đây là sự nghịch lý của sự thay đổi: khi chúng ta chấp nhận những gì mình đang có, chúng ta mới có thể sống với những gì chúng ta có thể có.
Khi chúng ta bám víu vào quá khứ, hoặc là những gì mà không còn phục vụ chúng ta nữa, chúng ta tự cắt đứt nguồn năng lượng nuôi dưỡng của các giây phút hiện tại. Chúng ta phải chấp nhận rằng những gì thuộc quá khứ thì đã qua đi mất rồi, để chúng ta chúng ta mở lòng nhận lấy những món quà tặng của hiện tại. Trong phút khởi đầu nầy, chúng ta bắt đầu cuộc sống tự nuôi dưỡng mình, làm mới mình, và hồi sinh mình.
Nguồn: Ronald Alexander
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến