/

Nỗ lực của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường tại Thái Lan

Thứ năm, 15/11/2018, 19:49 GMT+7
        Khi kinh tế Thái Lan đang ngày một mở rộng và phát triển, thì việc duy trì cân bằng sinh thái vốn là vấn dề nhạy cảm, cũng trở thành một thách thức lớn đối với nước này. 
 
        Có thể thấy, hệ quả từ việc xây dựng những đập thủy điện tràn lan khắp nơi và nạn phá rừng ở diện rộng, đã khiến Thái Lan phải gánh chịu những đợt thiên tai lũ lụt và hạn hán nặng nề mỗi năm. Trước tình hình này, một số nhà sư tại Thái Lan đã có những động thái tích cực hướng đến việc bảo vệ môi trường nước này.
H1.jpg
Các nhà sư tiến hành nghi thức quy y cho cây để bảo vệ rừng

        Theo đó, các sư đã tìm cách đưa nhận thức về môi trường vào các cơ sở Phật giáo trong nước bằng cách tạo sự liên kết với những vị tu sĩ đứng đầu, tư vấn cho các quan chức chính phủ về các vấn đề môi trường đang diễn ra, đồng thời tiến hành các dự án mang tính lâu dài, như lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại các cơ sở tự viện, giúp người dân vùng nông thôn thiết kế những ngôi nhà tranh thân thiện với môi trường mà không cần hút bùn hay chặt phá những vật liệu trong tự nhiên.

        Ông Gordon Congdon, chuyên viên quản lý chương trình bảo tồn cho Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), tại Thái Lan cho biết: “Có nhiều nơi thuc phía Bc Thái Lanđặc bit là ở tỉnh Nan, những cánh rừng bị tàn phá nghiêm trọng, kéo theo một số nơi ở lưu vực sông, nước cuốn trôi bùn, phù sa và thuốc trừ sâu, gây nên nguy cơ lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán kéo dài vào mùa khô”, theo Mongabay.com.

        Nằm trong các dự án về môi trường và hoạt động bảo tồn sinh thái, các sư ở miền Bắc Thái Lan còn thực hiện nhiều nghi thức “quy y” đặc biệt cho cây. Lễ quy y này cũng được thực hiện theo nghi thức truyền thống Phật giáo, một trong những nghi lễ tôn giáo phổ biến ở những quốc gia có đạo Phật. Nghi thức này nhằm hướng đến việc hạn chế nạn tàn phá rừng và góp phần củng cố những khu bảo tồn hoang dã.

        Theo đó, những cây nào nhận được nghi thức quy y, sẽ được các sư quấn quanh thân cây một tấm vải màu vàng, như chiếc y của các sư theo truyền thống Nam tông tại đây, như một cách giúp chúng trở nên thiêng liêng và bảo vệ chúng khỏi những mối đe dọa, hủy hoại và tàn phá từ con người.

        Lý giải cho việc làm này, TS.Susan Darlington, Giáo sư ngành Nhân chủng học và Nghiên cứu châu Á tại Trường Cao đẳng Hampshire ở Massachusetts (thuộc Đông bắc, Hoa Kỳ), đồng thời cũng là tác giả cuốn Quy y cho cây: Phong trào môi trường của Phật giáo Thái (The Ordination of a Tree: The Thai Buddhist Environmental Movement, Suny Press, 2013), chia sẻ: “Tạo công đức là điều cực kỳ quan trọng đối với Phật tử Thái Lan. Vì vậy, việc họ nhìn thấy những cái cây được quy y kia như một cách để tạo công đức phước báo, giúp cho đời sau có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

        Bên cạnh đó, TS.Chaya Vaddhanaphuti, Giáo sư ngành Địa lý tại Trường Đại học Chiang Mai (Thái Lan), với luận văn tiến sĩ tập trung chủ yếu vào sự biến đổi khí hậu, cũng cho rằng một trong những vấn đề môi trường gây hiểm họa nhất ở Thái Lan hiện nay, là sự thiếu hụt kiến thức lẫn nhận thức. Hồi tưởng lại khoảng thời gian trước đây, cô chia sẻ: “Khi sống cùng những người nông dân để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi nhận thấy thuật ngữ ‘biến đổi khí hậu’ dường như xa lạ đối với họ. Tuy nhiên, bản thân họ cảm nhận được khí hậu đang có sự thay đổi kỳ lạ nào đókhi nó  nhng nh hưởng trc tiếp lêncác hot động nông nghip ca h”.

        Từ đây, nhận thấy rằng cần tạo nhận thức về việc bảo vệ môi trường cho những người dân vùng nông thôn, Sư Phrakhu Sangkom Thanapanyo Khunsuri, một trong những “nhà sư sinh thái” nổi tiếng, tu học tại Chiang Mai, đã thành lập một ngôi trường chuyên dạy nông nghiệp truyền thống ngay tại chùa của mình, ở phía Đông tỉnh Chonburi, với tên gọi Trung tâm Thiền Maab-Euang vì một nền kinh tế tri túc(Maab-Euang Meditation Center for Sufficiency Economy).

        Theo đó, trong năm nay, Sư Phrakhu Sangkom đã tiến hành giảng dạy cho 49 học viên toàn thời gian, về khái niệm tư tưởng cá nhân trong quan niệm Phật giáo và học thuyết về “kinh tế tri túc”, một trong những chính sách đã từng được cố nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej đặc biệt chú trọng và ứng dụng trên toàn đất nước, với việc khuyến khích canh tác vừa đủ, tự cung tự cấp và dạy người dân thoát khỏi chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tiêu thụ.

        Sư Phrakhu Sangkom nhận định: “Nếu ai cũng nhận thấy rằng rừng là nơi cung cấp cho chúng ta oxy, nước, thực phẩm sạch, các loại thuốc chữa bệnh và cả áo quần để mặc, liệu chúng ta có muốn bảo vệ rừng không? Tất nhiên là muốn rồi”.

        Được biết, triết lý “sufficiency economy” (kinh tế tri túc) chính do cố nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej đề xuất và theo đuổi suốt khoảng thời gian tại vị của mình. Ở Thái Lan, triết lý này còn được biết đến với tên gọi trong tiếng Anh “just-enough economy”. Theo đó, dù tác động tích cực đến kinh tế đất nước lẫn tài sản riêng của hoàng gia, nhưng cố nhà vua lại là người luôn đề cao sự “biết đủ” của tinh thần Phật giáo. Từng chia sẻ về triết lý kinh tế này của mình, cố nhà vua nhận định: “Là một con hổ không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta phải có một nền kinh tế vừa đủ. Một nền kinh tế vừa đủ có nghĩa là phải có đủ lực để hỗ trợ chính mình. Chúng ta phải có một bước chuẩn bị cẩn trọng; mỗi làng, mỗi huyện phải tự túc được cho mình”.

        Tại thủ đô Bangkok, cũng có một “nhà sư sinh thái” khác, đó là Sư Phrakhu Win Mektripop, thạc sĩ về lĩnh vực kinh tế môi trường của Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan). Sư đồng thời cũng nhấn mạnh một trong những sự liên kết trực tiếp giữa Phật giáo và chủ nghĩa môi trường, với dẫn chứng: “Khi Đức Phật đản sinh, Ngài đã được sinh ra dưới một cội cây. Và, cũng dưới cội cây, Ngài giác ngộ. Buổi thuyết giảng đầu tiên của Ngài, cũng là dưới một cội cây. Có thể thấy, hầu hết cuộc đời Ngài đều liên quan đến rừng”.

        Tuy nhiên, ông Congdon của WWF nhận thấy rằng, khi Thái Lan chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập cao, thì tính bền vững lại thường bị suy giảm. Nhiều tập đoàn hay các khối liên kết kinh tế lớn như Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan, đang tận dụng lợi thế tăng trưởng kinh tế và thương mại bằng những bản hợp đồng với các nông dân địa phương, để họ tăng gia sản xuất hàng loạt các mặt hàng chủ lực như ngô và gạo.

        “Họ trồng bắp, thu hoạch chúng và bán cho những công ty lớn, thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ, để chi trả cho những món nợ khác của họ. Điều này tạo ra những vòng phụ thuộc luẩn quẩn vào nhng công ty ln, mà h không bao gi t thành công đượcĐó cũng là nguyên nhân dn đến nn tàn phárng ngày mt nhiu như hin nay”, ông Congdon lý giải.

        Qua đây, nhiều trường đại học và các tổ chức phi chính phủ cũng đã ra sức giảng dạy và truyền bá giá trị của môi trường từ giáo lý nhà Phật cho nông dân và các cư dân địa phương. Ông Somboon Chungprampree, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Thanh niên Phật tử Quốc tế, có trụ sở tại Bangkok, một tổ chức đang làm việc để kết nối các nhà hoạt động xã hội và môi trường Phật giáo, cũng như phi Phật giáo từ khắp châu Á và trên toàn thế giới, giải thích: “Chúng tôi đang nỗ lực kêu gọi sự trợ giúp củacác tu sĩ Pht giáo, thay vì chỉ ngồi thiền định, tôi mong rằng các vị hãy ứng dụng sự thực tập này ra thế giới bên ngoài để cứu khổ. Đó không chỉ là nỗi khổ  nhân, mà còn là những đau khổ của  hi và môitrường  ngoài kia,  mi người cn phi tìm ra cách để cùng chung tay, ngay c vi tư cách là một tu sĩ Phật giáo”.

 

Câu chuyện ở Campuchia

Không chỉ riêng Thái Lan, nạn phá rừng cũng là mối đe dọa lớn đối với môi trường ở Campuchia. Dựa trên báo cáo của World Bank cho biết, năm 1990, có đến 73% diện tích đất của nước này được che phủ bởi rừng, nhưng con số đó đã suy giảm rõ rệt, còn 57% vào năm 2010.

Trước thực tại này, một nhóm quy tụ các nhà hoạt động môi trường tại Campuchia đã được thành lập, để bảo vệ diện tích rừng còn lại. Được biết, nhóm này gồm các Tăng sĩ Phật giáo, nỗ lực kêu gọi hỗ trợ và hợp nhất từ các tổ chức như Monks Community Forest (MCF, tạm dịch: Cộng đồng Tăng đoàn bảo vệ rừng) và Independent Monk Network for Social Justice (IMNSJ, tạm dịch: Tăng đoàn độc lập vì một xã hội công bằng). Chính phủ nước này cũng đã có những động thái mạnh mẽ, chống lại nạn phá rừng và tích cực vận động các nhà lập pháp để có chính sách bảo vệ tốt hơn.

TT.Bun Saluth, trụ trì chùa Samrong tỉnh Oddar Meanchey (Campuchia), người thành lập MCF (cộng đồng bảo tồn và quản lý rừng lớn nhất ở Campuchia từ năm 2002 đến nay), có thời gian du học 5 năm tại Thái Lan và sống cùng “các nhà sư sinh thái” ở đó, cho biết:“Chúng tôi đã mất rừng và điều này làm cho nhiệt độ tăng, đồng thời không thể dự báo trước được mưa, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh tật  gia tăng lượng khí carbon dioxide vào khí quyển. Do vậy, để bảo vệ rừng, chúng tôi (PV, các nhà sư) đã tạo ra ranh giới bằng cách đào một mương sâu quanh toàn khu rừng”.

Thượng tọa đã thành công trong việc bảo tồn được 18.261 ha đất rừng ở tỉnh Oddar Meanchey và được trao Giải thưởng Equator bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc vào năm 2010. Chia sẻ trên trang Climate Heroes, TT.Bun cho biết: “Khi tôi trở về Oddar Meanchey, tôi nhận ra tầm quan trọng của những khu rừng này. Ở Thái Lan, phần lớn họ đã mất rừng và Chính phủ phải trồng lại. Ở Campuchia, chúng tôi nên trân trng nhng khu rng mà chúng tôi sn có  bo tn chúng cho thế h tiếp theo”.

Một tổ chức khác hoạt động trong việc bảo tồn các khu rừng bị thu hẹp của Campuchia là IMNSJ, với hơn 5.000 thành viên, họ sử dụng mạng xã hội để nâng cao nhận thức về khai thác gỗ bất hợp pháp, bằng cách tải ảnh, video và các bài viết liên quan. Các sư cũng dạy cho cư dân địa phương những gì họ có thể làm để ngăn ngừa nạn phá rừng. Người sáng lập và lãnh đạo IMNSJ là TT.Buntenh chia sẻ: “Tôi đang làm tất cả những gì có thể để cứu rừng như trồng cây mới, giúp những người sống trong rừng, nhắc nhở Chính phủ thực hiện những cam kết của mình về môi trường”.

 

 

Giao Hảo tổng hợp

Ý kiến của bạn