Không Sát sanh là giới đầu tiên trong 5 giới mà người Phật tử được truyền dạy với mục đích tăng trưởng lòng từ bi, lòng yêu thương đối với mọi loài và tránh được nghiệp xấu về sau này.
Chùa Bửu Đà hy vọng những hình ảnh này sẽ được tất cả Phật tử chia sẻ rộng rãi, đánh động tâm thức trong mỗi con người.
P/s: chúng ta dùng thức ăn để nuôi sống thân thể giả tạm này chứ không phải lấy việc giết hại các loài vật khác làm lý do để thỏa mãn, để chiều chuộng thân thể.
Đây là cảnh một con khỉ đang ôm con nó - sợ hãi và tuyệt vọng - trong một cái chuồng nhốt vật sống chuẩn bị cho các cuộc thí nghiệm.
Với sự tiến bộ của khoa học ngày nay, đã có nhiều VẬT THAY THẾ động vật sống để phục vụ cho công tác thí nghiệm, nhưng vẫn còn nhiều quốc gia từ chối áp dụng, phần vì giá thành, phần vì có lẽ họ không quan tâm.
BẠN CÓ BIẾT: “Dưới bàn tay con người, gấu bị đâm chọc bụng, hút mật không thương tiếc. Nhiều con, vết chọc hút mật vĩnh viễn không khép miệng khiến chúng nhiễm trùng, nhiễm bệnh khác mà chết. Nhiều con bị lấy mật, hành hạ thân xác, không chịu đựng nổi đau đớn đã tự tử bằng cách lấy tay đấm vào bụng, thậm chí đập đầu vào tường cho đến chết”, anh Lê Xuân Tâm, Giám đốc Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (TP. HCM) chia sẻ.
• Trích hút mật gấu là vi phạm pháp luật
• Sử dụng mật gấu là gián tiếp gây ra sự đau đớn cùng cực cho loài gấu
Bạn có biết vì sao những chú mèo CÒN SỐNG này được bỏ trong những chiếc túi lưới như thế này không?
Ở một số nơi tại Nam Hàn, mèo SỐNG được cho vào túi, và bán như một nguyên liệu cho món "Súp thịt mèo".
Để chú mèo khỏi giãy giụa, họ cho chúng vào những chiếc túi này, nhúng sống vào nồi nước sôi trong sự điên cuồng vùng vẫy và la hét, hòng cố thoát khỏi nồi nước sôi. Nó được bán tại một số chợ địa phương. Mèo thường bị bỏ trong những điều kiện sống rất tệ, không có thức ăn, nước uống và thậm chí những con con còn không có mẹ bên cạnh. Chúng phải chết khi còn quá bé. Nhiều nước châu Á tin rằng, thịt mèo có khả năng chữa bệnh và giải xui, nhưng hoàn toàn không có một bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào chứng mình việc đó cả. Nhưng người ta vẫn mụ mị tin, và gây những tội ác tày trời không thể cứu vãn...
Một cửa hàng thịt chó tại Quảng Đông - Trung Quốc đã treo cổ một chú chó còn sống lên cây, cho chú giãy giụa đau đớn rồi chết trong tuyệt vọng. Đây là cách mà cửa hàng (và đa số các cửa hàng thịt chó khác ở địa phương) treo chú chó lên để hút khách, bằng sự "tươi ngon" của một chú chó còn "tươi".
Và bạn hãy quan sát trong bức hình, ở phía bên trái, một lồng nhốt đầy nghẹt các chú chó khác để chuẩn bị "được" chung số phận với kẻ xấu số đang bị treo trên cây kia. Và chúng biết rất rõ kết cuộc của chúng sẽ ra sao. Quan sát tiếp, trong bức hình, có tới hai đứa bé, chúng rất thản nhiên, và xem những trò tàn ác kia như những gì rất bình thường diễn ra ở cuộc sống hàng ngày.
Ở những nơi này, bầu bếp luôn có một màn để phục vụ thực khách, đó là đập cho đến chết thứ mà họ chuẩn bị ăn (bằng một nhát đâm chí tử vào cổ chẳng hạn). Một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cho rằng chú chó trước khi chết bị đánh đập, hành hạ bằng những cách man rợ nhất sẽ khiến cho miếng thịt họ ăn ngon hơn. Họ không muốn ăn miếng thịt của chú chó được giết quá nhẹ nhàng, vì như vậy họ cho rằng là yếu đuối. Việc chú chó càng bị đánh giết tàn bạo đồng nghĩa với miếng thịt đó mang lại cho người ăn nguồn "năng lượng" mạnh mẽ hơn - họ cho rằng như vậy.
Hai kẻ trộm chó bị người dân vây bắt và buộc quỳ để tạ tội công khai tại Trung Quốc
Hai người đàn ông khỏe mạnh - Qiumou Jun và He Mouwu vừa bị người dân ở một thị trấn tại Trung Quốc vây bắt, buộc hai kẻ “tội phạm” này quỳ gối và đeo “tang vật” là hai chú chó chúng vừa trộm được quanh cổ để tạ tội.
Chúng thuốc hai chú chó bằng thuốc độc hòng đem bán cho các cửa hàng thịt chó. Khi bị phát hiện,chúng đào thoát bằng xa gắn máy chạy lên núi. Người dân sau đó báo cho cảnh sát địa phương, kết hợp cùng vây bắt.
Trong cuộc điều tra, cảnh sát phát hiện chúng mang thòng lọng và đầu độc chó bằng chất xyanua.
Người dân ở thị trấn thực sự tức giận, họ tức giận vì chú chó thân yêu của họ bị giết chết tàn bạo và xẻ thịt để bán cho những nơi tiêu thụ thịt chó bất hợp pháp. Cái giá phải trả cho hai kẻ khỏe mạnh nhưng không thể tự mưu sinh bằng con đường chính đáng này là bản án đối mặt với cơ quan chức năng, dư luận của xã hội và phải “phơi” hình ảnh xấu xí của bản thân suốt đời.
Hằng năm, hàng ngàn người tụ họp về tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc Việt Nam để dự lễ hội chém lợn tàn ác với lòng tưởng nhớ về một vị tướng trong triều đại nhà Lý vào thế kỷ 13, người đã có công khai khẩn vùng đất này. Theo truyền thuyết, vị đại tướng thường giết mổ lợn rừng để nuôi binh sĩ của mình. Ngày nay, một con lợn sống bị chặt làm đôi và người dân tranh nhau quẹt tiền vào máu của con vật đáng thương, với lòng tin rằng điều này sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng trong năm tới.
Đây gọi là “bullhook” - một loại dùi cui với đầu nhọn và móc, móc vào huyệt của voi, thường xuyên được sử dụng để khống chế và điều khiển voi trong quá trình huấn luyện. “Bullhook” khi móc vào da thịt gây cảm giác đau đớn và làm loét thịt, sự khủng khiếp của nó lớn tới nỗi chỉ cần người quản tượng vung lên là có thể khiến chú voi to lớn dễ dàng quy phục.
PETA cũng như các tổ chức yêu động vật luôn đấu tranh để yêu cầu loại bỏ sử dụng “bullhook” đồng thời tiến tới loại bỏ hẳn xiếc thú khỏi ngành công nghiệp giải trí đầy máu và nước mắt của các con vật để mua vui vài phút cho con người này.
Thú chơi tàn nhẫn ở Tây Ban Nha.
Những hình ảnh thương tâm này là do những người nông dân và thợ săn Tây Ban Nha gây ra (con số ước tính khoảng ba mươi nghìn người). Loài chó săn thỏ, hay còn gọi là Galgos (tiếng Tây Ban Nha) sau khi tham gia săn thỏ rừng đều bị treo cổ lên cây/ ném xuống giếng/ bị bỏ rơi trong rừng hoặc thậm chí là bị chủ thiêu sống. Con nào có thành tích cao trong cuộc săn (săn được nhiều thỏ rừng) sẽ được "ban đặc ân" bằng sợi dây ngắn để sớm ra đi. Những con nào thất bại trong cuộc săn hoặc có thành tích kém sẽ bị hành hạ tới chết bằng sợi dây dài, chân thõng xuống đất. Hãy tưởng tượng tới cảnh tượng con chó vùng vẫy cố gắng giải thoát mình trong vô vọng đau xót ra sao. Vậy mà chúng còn "được đặt tên" là Piano Player...
Mỗi năm có hơn mười nghìn con chó săn phải chịu chết thương tâm như vậy. Từ trước cuộc săn, cuộc sống của chúng đã rất khắc nghiệt và tồi tệ. Chúng phải sống chen chúc trong nhà kho tối tăm với rất ít thức ăn, số khác phải sống trong thùng xe tải và chết vì sức nóng. Đây là truyền thống hết sức tàn nhẫn bị quốc tế lên án phản đối ở Tây Ban Nha.
Thêm một điều nực cười là luật quốc tế bảo vệ quyền lợi động vật ở Tây Ban Nha chỉ áp dụng cho chó là thú cưng, không áp dụng cho chó "dùng" trong thể thao và săn bắn.
"Chúng ta chỉ có thể học cách sống tốt với nhau khi biết đối xử không bạo lực với mọi sinh mạng." - César Chávez
Trên một chuyến xe chở đến chợ, người nông dân thọc những cái ống này vào họng các chú lợn, trong khi cái móc khổng lồ vẫn đang ghim vào họng những con vật còn sống kia. Ông ta cố gắng bơm thật nhiều nước thải vào họng chúng để có thêm chút tiền từ số kilo thịt.