Bên trong Chùa Địa Ngục (Tam Đảo)

Thứ tư, 25/09/2019, 09:10 GMT+7

    Nằm giữa đại ngàn núi rừng Tam Đảo, Chùa Địa Ngục có từ khi nào là một điều không ai biết. Bên trong Chùa Địa Ngục dường như đã bị quên lãng từ lâu, nay lại gây tò mò từ thông tin Đại đức Thích Thanh Toàn bị tố gạ tình phóng viên trên báo chí!

    Lịch sử hình thành Chùa Địa Ngục chỉ có trong một số tài liệu ít ỏi

    Khi được giao nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về dự án 25.000 tỷ đồng của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo (Tam Đảo II), Chùa Địa Ngục chính là địa điểm PV Báo Phụ nữ TP HCM chọn là hướng tiếp cận đầu tiên. Đến sáng ngày 23/9, nhóm PV báo này đã công bố bài viết mở đầu loạt bài điều tra, trong đó có thông tin gây rúng động về Đại đức Thích Thanh Toàn, trụ trì Chùa Nga Hoàng, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo có hành vi "gạ tình". Cụ thể, theo nội dung bài báo, trụ trì Chùa Nga Hoàng bị tố "đòi quan hệ tình dục", lấy tay vuốt vào phần nhạy cảm trên cơ thể nữ phóng viên, liên tục “gạ” phóng viên chat sex, đòi gửi hình ảnh hở hang.

    Thậm chí trong lễ Vu lan báo hiếu, hàng trăm Phật tử đội sớ lên đầu đi theo sư Toàn, nhà sư này vừa đọc kinh dẫn đầu đoàn rước lễ xong, ngay sau đó đã có thể phát ngôn những lời "vừa nhìn thấy con đeo kính đen đi ngược lại là cái ấy của thầy nó lại cứng lên", "cho thầy xin tí khí".... Cũng theo nội dung bài viết, trong một lần hẹn PV đi xem đất ban đêm tại một khu đô thị hoang vắng thì sư Toàn đột ngột nhảy lên ô tô, lao vào, đòi cởi quần áo nữ phóng viên để “quan hệ”. Khi không thể tấn công được nữa, sư thầy quay ra kéo quần tự thỏa mãn mình.

    Những thông tin trên không chỉ gây sốc dư luận, tạo ra nhiều tranh cãi trái chiều về tính thực hư của sự việc; đồng thời còn làm dấy nên những thắc mắc về Chùa Địa Ngục ở đâu, nhà sư Thích Thanh Toàn là ai và sư Toàn có liên quan gì đến Chùa Địa Ngục? Có ý kiến cho rằng, đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được phát hiện thông qua “huyền tích” là một giấc mơ của đại đức Thích Thanh Toàn. Đốm sáng trong rừng và giấc mơ ấy đã dẫn đường để đại đức Thích Thanh Toàn vượt núi cao, rừng rậm, lên đỉnh Tam Đảo và tìm ra Địa Ngục Tự. Tuy nhiên, nói về vai trò của nhà sư này đối với Chùa Địa Ngục, lãnh đạo Ban trị sự PGVN huyện Tam Đảo cho biết chưa hề có quyết định bổ nhiệm trụ trì của Ban trị sự đối với Đại đức Toàn. Bên cạnh đó, Đại đức Thích Thanh Toàn hiện là trụ trì của Chùa Nga Hoàng. 

Nằm sâu giữa đại ngàn núi rừng Tam Đảo, con đường đi vào Chùa Địa Ngục lạnh sống lưng.

Nằm sâu giữa đại ngàn núi rừng Tam Đảo, con đường đi vào Chùa Địa Ngục lạnh sống lưng.

    Sư thầy Thích Thanh Toàn nói gì về hành trình tìm Chùa Địa Ngục? Chùa Địa Ngục được phát hiện năm nào?

    Theo thầy Toàn kể lại, chuyến đi lần thứ 7 tìm Chùa Địa Ngục cùng đoàn người kéo dài 4 ngày đêm trên dãy núi Tam Đảo. Đến ngày thứ 4, khi lương khô đã cạn, nước uống cũng chỉ đủ cho nửa ngày thì trên ngọn núi cao nhất của dãy Tam Đảo hiện ra nền móng của một hoang tích. Những dãy đá làm móng vẫn còn nguyên vẹn nhưng đã chìm trong cỏ dại cao ngập đầu người. Sư Toàn kể lại rằng, "Không biết tiền nhân mách bảo hay Đức Phật hiển linh đã chỉ đường cho tôi tìm được chùa Địa Ngục, nơi được coi là khai sinh Phật Giáo Việt Nam"

    Để đi vào Địa Ngục Tự, con nhang đệ tử phải leo bộ 12km trong vòng 2 tiếng đồng hồ với hàng chục con dốc, suối… Đặc biệt, để tiếp cận được ngôi chùa này thì phải băng qua rừng trúc đan xen dày đặc với tên gọi “Rừng ma ao dứa”. Dọc con đường xuyên qua “Rừng ma ao dứa” là những lá bùa dài hàng mét màu vàng với dòng chữ đỏ bay phất phơ trong sương mù kèm theo từng cơn gió lành lạnh tạo cảm giác u ám, ghê rợn. Hơn nữa, vì chùa nằm cách mặt nước biển đến 1.000m nên quanh năm có sương mù lẩn khuẩn. Mặc dù được tìm thấy từ năm 2008, nhưng do nằm trong phạm vi Rừng Quốc gia nên ngôi chùa này không được phép phục dựng lại.

Theo lời Đại đức Thích Thanh Toàn, Chùa Địa Ngục là nơi khai sinh ra Phật Giáo Việt Nam.

Theo lời Đại đức Thích Thanh Toàn, Chùa Địa Ngục là nơi khai sinh ra Phật Giáo Việt Nam.

    "Chùa Địa Ngục là nơi khai sinh Phật giáo Việt Nam", liệu sư Toàn có nói đúng?

    Trong sách "Kiến văn Tiểu lục", nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến Địa Ngục Tự: “Chùa vuông vắn, phỏng hơn một trượng, tường nhà toàn bằng đá, cánh cửa hai bên khóa chặt lại bằng khóa sắt bên trên có viên đá khắc chữ triện là: “Địa ngục tự” (chùa địa ngục) không biết xây dựng từ thời nào?”. 

    Tác giả Thích Kiến Nguyệt trong tài liệu "Tây Thiên - Chiếc nôi của Phật Giáo Việt Nam" đã khẳng định: "Tây Thiên phát xuất từ ý nghĩa nơi các nhà sư "Tây Thiên" từ Ấn Độ đến tu hành. Vì theo trong kinh từ Tây Thiên chỉ cho nước Ấn Độ, cũng như từ Đông Độ chỉ cho nước Trung Hoa. Chùa Địa Ngục là một trong những chùa cổ nhất của thiền phái Tây Thiên tại Việt Nam".

    Cũng có những huyền sử cho rằng Chùa Địa Ngục có từ những năm 43 thời Lĩnh Nam, có vị tăng giả Nan Đà từ Tây Trúc theo đường biển vào đến Lĩnh Nam. Lĩnh Nam nhiều điều huyền bí, nhiều cánh cổng linh giới được tạo thành bởi các nếp gấp thời không tạo ra bởi các địa hình. Vậy nên tăng giả đã quyết định ở lại Tam Đảo, lập ra Am Tự Chùa Địa Ngục, có tên là Nirvana - Niết Bàn Tự làm nơi siêu thoát cho các tướng lĩnh Đông Hán và Lĩnh Nam bị chết trận, bị ám sát.

    Cho đến thời điểm hiện tại, giới phân tích, các nhà sử học, những người nghiên cứu về Phật giáo đều cho rằng, sự tích chùa Địa Ngục là cả một câu chuyện dài mang nhiều ẩn ý, chứa đựng sự huyền bí mà chắc khó có lời giải đáp trong một vài năm tới đây. Vẫn chưa ai biết được chắc chắn Chùa Địa Ngục được xây dựng và bỏ hoang phế từ năm nào.

Nhà sử học Lê Quý Đôn nhận định, Chùa Địa Ngục cùng với các danh thắng khác như suối Bạc, khe Giải Oan, chùa Tây Thiên, chùa Đổng Cổ, Đền Bà chúa Thượng ngàn đã hợp thành vùng đất linh thiêng núi Tam Đảo.

Nhà sử học Lê Quý Đôn nhận định, Chùa Địa Ngục cùng với các danh thắng khác như suối Bạc, khe Giải Oan, chùa Tây Thiên, chùa Đổng Cổ, Đền Bà chúa Thượng ngàn đã hợp thành vùng đất linh thiêng núi Tam Đảo.

    Giá trị văn hóa lịch sử bên trong Chùa Địa Ngục

    Cùng với các địa điểm khác ở Tam Đảo, Chùa Địa Ngục hiện là một trong những điểm du lịch tâm linh bí ẩn mà nhiều bạn trẻ tìm đến. Họ sẵn sàng vượt qua khu rừng trúc âm u với mây mù giăng kín, gió lạnh rợn gáy để được nhìn thấy Địa Ngục Tự. Gọi là chùa nhưng thực tế đây chỉ là một gian lán cũ xập xệ được ghép lại bằng những tấm ván cũ và phủ bằng bạt lớn. 

    Ngoài không khí âm u, hoang sơ đến rợn người, Địa Ngục Tự có lẽ là nơi tĩnh lặng nhất thế gian dù chỉ cách Hà Nội chưa đến 50km. Nếu không thấy tiếng gõ mõ tụng kinh giữa rừng trúc, không nhìn từ trên cao xuống thì khó có thể phát hiện ra Chùa Địa Ngục. Đứng ở vị trí Chùa Địa Ngục, có thể nhìn bao quát được cả Tam Đảo, chùa Tây Thiên và phía đồng bằng Sông Hồng. 

    Chính vì nằm ở vị trí thiên thời địa lợi nên nơi đây được rất nhiều “ông lớn” trong ngành xây dựng “để mắt”. Theo Báo Thời đại, vị trí Chùa Địa Ngục tọa chính là nơi mà dự án Tam Đảo II nhắm tới để xây dựng thành khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và sòng bài. Đây là một trong những lý do có thể khiến ngôi chùa có thể bị di dời đến vị trí khác. 

Thời gian gần đây, khách du lịch thường tranh thủ lui tới Chùa Địa Ngục vừa để thắp nhang, vừa để tham quan vẻ cổ kính, tĩnh mịch của nó.

Thời gian gần đây, khách du lịch thường tranh thủ lui tới Chùa Địa Ngục vừa để thắp nhang, vừa để tham quan vẻ cổ kính, tĩnh mịch của nó.

    Ðặc điểm nổi bật bên trong Chùa Địa Ngục

    Theo ghi chép của sử sách, chùa Địa Ngục được xây dựng với 7 tòa tháp nhỏ bằng đá. Song sau một thời gian bị lãng quên đến khi được phát hiện vào năm 2008, chùa chỉ còn 4 tòa tháp đá. Hiện tại, những ngôi tháp này vẫn được các sư thầy tu hành tại đây và con nhang đệ tử coi sóc. Theo nhiều người, xung quanh chùa, đường vào chùa được yểm bằng vải vàng, viết kinh Phật màu đỏ như vùng cấm địa. Nghe đâu nơi xây chùa có vị trí quan trọng, trấn áp yêu ma, bảo vệ rừng thiêng.

    Bên trong Chùa Địa Ngục là một không gian tâm linh được thiết kế rất hoang sơ, có một chiếc chuông đồng nặng khoảng 2,2 tấn. Bên cạnh đó, Chùa Địa Ngục còn sở hữu nhiều cây cổ thụ lớn như trầm hương, mộc quế… xen lẫn thảm thực vật nhiệt đới xanh mát quanh năm. Cũng theo người dân làm công quả tại chùa, chuông Chùa Địa Ngục chỉ vang lên 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều, là một trong những chiếc chuông lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Ngôi chùa cổ có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn để nhường chỗ cho các siêu dự án.

Ngôi chùa cổ có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn để nhường chỗ cho các siêu dự án.

    Nhận xét, ý kiến về Chùa Địa Ngục

    Trên các blog về du lịch hiện nay, không khó để tìm thấy các bài chia sẻ về kinh nghiệm khám phá Chùa Địa Ngục. Blogger Phạm Thanh Danh chia sẻ: "Tên Chùa Địa Ngục nhưng không phải vậy, vì chùa nằm sâu trong rừng âm u nên lấy sự âm u để đặt tên chùa. Đường đi khá xa nếu không có sức bền... nhiều chỗ như là nguyên sinh đi rất thích, dọc đường thỉnh thoảng có treo cờ nhìn hơi âm u chắc cũng thử lòng người đi. Cảnh chùa thì rất đơn sơ, nhưng như vậy mới đúng với cảnh của Đạo Phật.". Chùa Địa Ngục để lại một ấn tượng khó phai trong lòng những du khách đã ghé qua đây.

    Trao đổi với HomeAZ.vn về hành trình khám phá Chùa Địa Ngục, Tam Đảo, một nhóm bạn trẻ đến từ Hà Nội có chia sẻ: "Khác hẳn với những ngôi chùa tôi biết đến, nơi đây hoang sơ và đơn giản vô cùng, gian nhà với bàn thờ và quả chuông. Vì chưa đọc lịch sử chùa nên tôi nghĩ nơi đây che chở cho những linh hồn không nhà, yểm xua tà ma nơi rừng thiêng nước độc này. Lũ chó con quấn lấy chúng tôi khá là thân thiện. Ngồi quây cạnh quả chuông, chúng tôi bỏ đồ ăn ra định ăn ngay tại đó thì được một anh nhắc nhở xuống lán ăn uống và nghỉ ngơi"

Hiện hữu tại nơi này là một nét đơn sơ, hoang dại và trầm lặng nhưng ngôi chùa lại rất thu hút các bạn trẻ ưa mạo hiểm khám phá.

Hiện hữu tại nơi này là một nét đơn sơ, hoang dại và trầm lặng nhưng ngôi chùa lại rất thu hút các bạn trẻ ưa mạo hiểm khám phá.

Ý kiến của bạn