/

Tìm hiểu về Ngài La Hầu La (Rahula) - 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật

Thứ tư, 06/06/2018, 13:41 GMT+7

NHÂN NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6, CÙNG CẦU CHÚC CHO TẤT CẢ TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI NÀY ĐỀU ĐƯỢC HỒN NHIÊN VUI TƯƠI, ĐƯỢC HỌC HÀNH VÀ SỐNG TRONG HẠNH PHÚC 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Nhân đây Pháp An cũng xin gửi đến mọi người một bài infographic nhỏ tìm hiểu về Ngài La Hầu La (Rahula), 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật đồng thời là con trai ruột của Ngài 

Nguồn tư liệu trong bài: thuvienhoasen.org


1_2

 

2_1

Ngay từ nhỏ La Hầu La đã không biết mặt cha, phải sống với thân mẫu. Mãi cho đến khi La Hầu La 10 tuổi, khi đó Đức Phật đã thành đạo và trở về thăm hoàng cung thì La Hầu La mới biết mặt cha.

3_1

 

4_1

 

5_1

Những trò nghịch ngợm của La Hầu La truyền tới tai Đức Phật. Ngài quyết định sẽ dạy dỗ La Hầu La nên người nên đến gặp La Hầu La.

Khi nghe tin Phật đến, La Hầu La vội vàng ra nghinh đón. Thấy Đức Phật rất oai nghiêm từ xa mới đến, La Hầu La đem nước đến để Phật rửa chân. Rửa xong, Phật chỉ nước trong chậu hỏi La Hầu La:
• Này La Hầu La! Nước này có thể uống được không? 
• Bạch Thế Tôn! Không thể uống. 
• Tại sao? 
• Vì nước đã ô uế. 
• Này La Hầu La! Ông cũng giống như thứ nước đó. Thời gian xuất gia làm Sa di khá dài, gần 10 năm nhưng với lề thói xấu xa, ông chưa dứt được.Nước ô uế không uống được, thân tâm những người còn ô uế các tập khí có khác gì đâu? Hình thức xuất gia mà thân, khẩu, ý còn trần tục tất không thể thăng hoa. Người rời bỏ thế tục phải giữ lòng thanh tịnh, hành vi cử chỉ nhẹ nhàng, nói năng ngọt ngào, lựa lời mà nói. Xuất gia mà không trừ bỏ ba độc uế, chẳng khác gì nước dơ, nước không sạch người ta sẽ đem đổ, con người mang nhiều tật xấu ắt sẽ sa đọa tương lai đen tối. 
Nói xong, Đức Phật bảo La Hầu La mang chậu đi đổ nước dơ rồi mang chậu về, khi trở lại Phật hỏi:
• Này La Hầu La! Chậu này có đựng thức ăn được không? 
• Thưa không. 
• Tại sao? 
• Vì vết dơ bám đầy chậu. 
• Này La Hầu La! Chậu dơ không đựng thức ăn được, thân dơ cũng thế thôi. Ông chỉ là một hình đồng Sa di mà thân, khẩu, ý không đồng, không tu tập giới, định, huệ, tâm không trong sạch, lời nói bông đùa nghịch ngợm, thân dính đầy cấu uế, mất hết oai nghi, như thế khác gì nước uế, chậu dơ. Chậu dùng không được thì giữ lại làm gì? 
• Nói vừa dứt lời, Phật lấy chân đá nhẹ vào chậu khiến chậu vỡ đôi, Người lại hỏi tiếp: 
• Này La Hầu La! Ngươi có tiếc cái chậu không? 
• Thưa không. 
• Tại sao? 
• Vì chậu dơ, có gì phải tiếc! 
• Này La Hầu La! Vì chậu dơ ngươi không tiếc khi nó vỡ. Giống như mọi người không thương kính ngươi, vì ngươi còn nhiều lầm lỗi, kể cả việc nói để mà chơi. Mang danh xuất gia, ăn nói không được thật thà, oai nghi thiếu chững chạc, phỉnh gạt người khác, ai mà thương mến ngươi được? 

La Hầu La biết lỗi của mình và đã quyết tâm sửa đổi.

6

Một hôm sau khi thực hiện xong công tác hằng ngày, La Hầu La vào giảng đường nghe Phật thuyết pháp mãi đến tối mới trở về phòng. La Hầu La thấy một khách tăng đã dọn y bát của La Hầu La ra ngoài để lấy phòng nằm ngủ, theo sự hướng dẫn của vị quản lý. Vì đã nguyện kín tiếng lặng hơi theo pháp mật hạnh, La Hầu La đành ôm y bát ra sân ngồi. Thình lìnhtrời đổ mưa xối xả, La Hầu La lại ôm y bát vào nhà xí. 

Cũng vì trời mưa nước ngập hang, một con rắn tìm nơi lánh nạn, bò vào nhà xí. Vì trời tối La Hầu Langồi bất động không thấy rắn, trong cơn nước ngập rắn bò kiếm chỗ khôn ráo nên cũng không biết có người trong nhà xí. Ngay tối hôm đó có người báo cho Phật hay La Hầu La bị một khách tăng chiếm phòng và có thể La Hầu La ẩn mưa trong nhà xí, Phật liền đi tìm La Hầu La. Khi rọi đèn vào nhà xí, Phật thấy La Hầu La ngồi bó gối ở một góc, con rắn khoanh tròn ở một góc. Vì có ánh sáng rắn nằm bất động, còn La Hầu La được Phật gọi ra và dẫn vào Tinh Xá. Sáng hôm sau, Phật tập họp tăng đoàn ban hành quy chế, Sa di có thể ở chung phòng với Tỳ kheo.

7_2

 

8

 

Ý kiến của bạn