PHẬT GIÁO - NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN

Thứ tư, 06/06/2018, 13:25 GMT+7

PHẬT GIÁO - NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN

Bài viết nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất mà bất kì ai, dù đã là Phật tử hay mới chập chững tìm hiểu đạo Phật, đều nên biết.

Chúc mọi người tinh tấn tìm hiểu giáo pháp, bổ sung kiến thức Phật học đầy đủ để tiến xa trên con đường tu tập.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


2Đạo Phật do Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sáng lập hơn 2600 năm trước tại Ấn Độ. Ngài vốn là một thái tử bỏ ngôi vị đi tu và đạt được sự giác ngộ, sau đó Ngài đem giáo pháp của mình rao giảng trong 45 năm cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn khi Ngài đã 80 tuổi.
3

 

Tam Bảo là ba ngôi vị cao nhất mà những ai theo đạo Phật đều phải nương theo. Ba ngôi vị đó là Phật (đức Phật), Pháp (giáo pháp của Đức Phật) và Tăng (tập thể tăng đoàn Phật giáo)

4
5

Bản thân Đức Phật là một người Thầy, không phải thần linh. Đức Phật là một vị đã giác ngộ và chỉ dẫn cho mọi người cách để đạt giác ngộ, do đó Đức Phật còn được gọi là Đạo Sư (thầy dẫn đường). Việc cầu xin Đức Phật ban phước là điều vô ích.

6

Triết lí NHÂN QUẢ là trọng tâm của Phật giáo. Theo triết lí này, mọi thứ trong cuộc sống chúng ta đều tuân theo luật nhân quả. Có những biểu hiện nhân quả có thể thấy được (vd như chăm chỉ làm ăn sẽ tích cóp được tiền của) nhưng cũng có những biểu hiện không thể thấy được (vd như chuyện may rủi trong cuộc sống), đây chính là nhân quả của nhiều đời nhiều kiếp tạo thành.

7_1

Số mệnh của một con người là do nhân quả họ tạo thành. Đạo Phật đặt con người làm trung tâm cho mọi kết quả, do đó sẽ không có việc đổ lỗi cho bất kì một đấng thần linh nào cả. Bạn phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc đời bạn.

8

Mục đích cao nhất của một người theo đạo Phật, đó là đạt được giác ngộ. Giác ngộ chính là thấu rõ chân lí, vượt thoát khỏi các trói buộc của tâm gây ra để đạt đến sự an lạc tuyệt đối, chứng nhập Niết Bàn. 

Để đi đến giác ngộ, con người phải trải qua một quá trình tu hành dựa theo những gì Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh điển.

9_1

Đơn giản dễ hiểu hơn, tu theo Phật là để an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại. Sự an lạc hạnh phúc này không phải từ vật chất dục lạc bên ngoài, mà từ tâm phát sinh và mang tính chất cao quý hơn sự hưởng thụ thông thường.

10

 

Hệ thống giáo lí kinh điển Phật giáo rất đồ sộ, cả về số lượng lẫn chiều sâu triết lí. Việc tìm hiểu toàn bộ giáo lí Phật giáo có khi mất cả đời vẫn không xong, tuy nhiên việc này là không cần thiết. Như Đức Phật đã chỉ dạy, tùy theo trình độ, căn cơ của mỗi người mà có thể rút ra những giáo lí phù hợp cho bản thân mình để tu tập và ứng dụng.

11_1

 

Tất cả chúng sinh đều có cơ hội thành Phật không riêng gì Đức Thích Ca Mâu Ni. Vì bản thân mỗi chúng sinh đều có Phật tánh như nhau, tuy nhiên do các tâm sai lầm che đi Phật tánh nên chúng ta vẫn chưa thể thành Phật được. Thời gian thành Phật của mỗi người sẽ khác nhau do sự nỗ lực khác nhau.

12

Nguồn: cusiphapan

Xem thêm: KIẾN THỨC PHẬT HỌC PHỔ THÔNG - BÀI 1: TỨ DIỆU ĐẾ

 

Ý kiến của bạn