Tìm Hiểu Về Quả Vị A La Hán

Thứ tư, 06/06/2018, 13:53 GMT+7

Tìm Hiểu Về Quả Vị A La Hán

 

Bài viết thuộc series tìm hiểu về "Các quả vị thánh" bao gồm quả vị A La Hán, Bồ Tát và Phật nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho những ai muốn tìm hiểu Phật pháp. Chúc mọi người tinh tấn tu học để trở thành những Phật tử tinh thông giáo pháp


1_3

 

2_2

Có 4 quả vị Thánh mà một hành giả tu chứng được Đức Phật nói đến, đó là:
1. Sơ quả Tu Đà Hoàn 
2. Nhị quả Tư Đà Hàm 
3. Tam quả A Na Hàm 
4. Tứ quả A La Hán 

Theo Phật giáo Nguyên thủy (Nam Tông), A La Hán là quả vị Thánh cao nhất mà một người có thể đạt được. Không còn quả vị nào cao hơn nữa.

3_2

Thực tế, các A La Hán về sau đều là học trò của Đức Phật Thích Ca nên về trí tuệ và phước báu đều không thể bằng được Ngài.

4_2

 

5_2

Một vị A La Hán chứng nhập Niết Bàn khi vị này vẫn còn sống, được gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn. Khi vị này viên tịch sẽ chứng nhập Vô Dư Y Niết Bàn.

6_1

LỤC THÔNG
Nghĩa là Sáu phép thần thông, biểu hiện năng lực trí tuệ của chư Phật, Bồ tát và A-la-hán.
1. Thân như ý thông, Phạm ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ, còn gọi là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi, một thân biến nhiều thân... tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
2. Thiên nhãn thông, Phạm divyaṃ-cakṣuḥ-jñānaṃ: nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
3. Thiên nhĩ thông, Phạm divyaṃ-śrotraṃ-jñānaṃ: nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
4. Tha tâm thông, Phạm paracitta-jñānaṃ: biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo.
5. Túc mệnh thông, Phạm purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì...
6. Lậu tận thông, Phạm āsravakṣaya-jñānaṃ: lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn.

TAM MINH gồm có Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.
- Túc mạng minh: tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống đã qua của mình và của tất cả chúng sinh .
- Thiên nhãn minh: tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào.
- Lậu tận minh: tuệ giác sáng suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc.

MƯỜI KIẾT SỬ là:
– Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– Hoài nghi (vicikicchà),
– Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
– Sân hận (vyàpàda),
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
– Mạn (màna),
– Trạo cử vi tế (uddhacca),
– Si vi tế (avijjà).

7_3

Phật giáo phát triển (Bắc tông) cho rằng trên quả vị A La Hán còn 2 quả vị khác cao hơn là quả vị Bồ Tát và quả vị Phật. Theo đó, một vị A La Hán vẫn còn những tâm vi tế chưa chứng ngộ, đồng thời phước báu chưa trọn vẹn nên chưa thể thành Phật. Vị này cần phát tâm Bồ Tát, dấn thân cứu độ chúng sinh để tích lũy phước báu và vun bồi trí huệ. Khi trí huệ và phước báu trọn vẹn, vị này sẽ chứng quả vị Phật.

8_1

 

Nguồn: cusiphapan

Cùng chủ đề:

Tìm Hiểu Về Quả Vị Bồ Tát

Tìm Hiểu Về quả Vị Phật

Ý kiến của bạn