Khai quang điểm nhãn chính là thổi linh khí vào bức tượng Phật. Vậy nghi lễ này được hiểu như thế nào cho đúng?
Theo quan niệm trong Phật Giáo, chư vị Bồ Tát có ngũ nhãn và được hiểu rằng:
Nhục nhãn: chính là trong suốt, nhìn thấu được tất cả;
Thiên nhãn: Mắt của thiên cõi trời sắc giới, vô lượng, vô hạn;
Pháp nhãn: Mắt trí tuệ, quan sát cùng tột của các pháp;
Huệ nhãn: Mắt của các vị tu tập đắc đạo, thấy được chân tướng, cứu độ chúng sanh;
Phật nhãn: Mắt của chư Phật, thông suốt vạn pháp.
Khai quang không phải là hình thức mê tín. Mà nghi lễ khai quang là lễ cúng dường Phật Bồ Tát, hay nó giống như một nghi lễ khai mạc cho một bậc vĩ nhân. Nghi lễ là dịp thuyết minh cho chúng sinh hiểu rõ hơn về Đức Phật, để đại chúng thấy được hình tượng thiện lành, khởi tâm niệm Phật muốn noi theo.
Việc khai quang điểm nhãn giúp đại chúng hiểu rằng: Mọi việc trên đời này đều có nhân quả, thờ Phật, Bồ Tát không phải để cầu xin ban lộc phước. Cuộc đời con người, nếu tạo thiện nghiệp sẽ được ban quả ngọt, còn gây ra ác nghiệp ắt hẳn gieo thêm quả báo.
Khai quang cũng chính là tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ soi sáng chốn nhân gian. Chính vì vậy, nghi lễ khai quang điểm nhãn chính là nhắc nhở đại chúng luôn hành trì Phật pháp, tịnh tâm để đạt đến quả vị Phật.
Ai là người mới có tư cách khai quang điểm nhãn cho tượng Phật?
Người khai quang là người có trí tuệ, tâm thanh tịnh. Là người phải thông suốt tường tận về kinh luận của Phật Bồ Tát, khởi nguồn và ý nghĩa mà các Ngài biểu đạt. Bởi vì mọi người phải giải thích rõ ràng, minh bạch cho đại chúng, không được phép hiểu trên hình thức mà phải xuất phát từ tâm tu tập. Và phải giải thích ý nghĩa giáo dục một cách chuyên sâu, để tránh đưa đại chúng lạc vào mê tín.