Ý nghĩa ban đầu của cây nêu được giải thích thông qua truyện cổ tích “Cây nêu ngày Tết”. Theo đó, cây nêu được dựng với mục đích ngăn không cho quỷ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người dân cư ngụ. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người.
Trong truyện cổ tích “Cây nêu ngày Tết” còn chứa đựng một triết lý đạo Phật cao thượng mà Đức Phật đã khuyên dạy loài người. Đó là lòng từ bi, lấy ân trả oán. Hay nói cụ thể hơn là lòng khoan dung, độ lượng. Một khi đối phương đã thất bại, biết đầu hàng thì hãy mở cho họ một con đường sống, hãy khoan thứ cho họ và đừng dồn họ vào bước đường cùng. Có như thế thì cuộc sống mới không có ân oán chồng chất, con người luôn biết yêu thương, tha thứ mọi lỗi lầm cho nhau.
Vào những ngày đầu năm mới quỷ được phép vào đất liền 7 ngày, để tránh sự quấy phá Thái Thượng lão quân dựng cây tre trước sân nhà trên đó treo áo của ông có trầu cau và tĩnh nước để quỷ được ăn uống khi về đất liền.
Ngoài ra việc gói 12 lá trầu vào 12 lớp lá cùng 12 quả cau đỏ mang ý nghĩa tượng trưng 12 tháng của năm đến ngày hạ nêu lá trầu xanh tươi mang ý nghĩa may mắn sẽ đến trong năm.