Những điều cần lưu ý khi đi chùa

Thứ sáu, 11/10/2019, 15:33 GMT+7

   71829370_2764094690270217_7020112199792197632_n

   1. Thắp nhang : Chỉ nên thắp một cây nhang duy nhất, nhà Phật gọi là "tâm hương". Đừng có đốt nhang như đốt nhà. Thắp nhang nhiều không đồng nghĩa với bạn có nhiều lòng thành, nó chỉ làm khói nhiều hơn thôi, đặc biệt nếu bạn dùng nhang của chùa thì rất lãng phí cho chùa. Thắp nhang nên thắp bên ngoài sân chùa, thắp bên trong làm ảnh hưởng đến tượng Phật. Khi cắm là phải cắm thẳng cây nhang. Và nhớ là Phật chứng tâm chứ không chứng nhang.

   2. Cài hoa : Bạn đã biết ngày Vu Lan, ai còn mẹ thì cài bông hồng, ai mất mẹ thì cài bông trắng. Cài vào áo thì nên mang về nhà cất đi. Đừng cài xong vừa ra đã vứt ngay sân chùa, không phán xét lòng thành của bạn, nhưng như vậy vừa tốn công dọn vừa phí bông, có người muốn cài không có.

   3. Ăn chay : Ăn bao nhiêu thì bạn xin bấy nhiêu, đừng theo thói ở nhà, no miệng đói mắt. Ăn chay tuyệt đối là không để thừa. Các chùa nghèo sẽ phải ăn chổ thừa đó của bạn vì nếu đổ đi thì phí, có tội. Học cách ăn chay ở chùa để sau này đi ăn buffee cũng lịch sự.

   4. Rác : Theo kinh nghiệm đi chùa của mình thì 99% các ngôi chùa đều có thùng rác, vì vậy bạn nên bỏ rác vào thùng, đúng chổ, những người làm công quả, không được trả lương cho việc dọn dẹp. Mỗi người ý thức 1 tý.

   5.  Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

   6. Đôi lứa : Những cử chỉ thân mật chỉ nên dừng lại ở nắm tay. Cửa chùa người ta rất ngại việc tỏ ra khó chịu với bạn, nhưng tốt nhất đừng làm người khác khó chịu. Chùa chứ không phải rì-sọt.

   7. Chen lấn : Chùa là chốn thanh tịnh, tránh xa những bon chen đời thường. Lên chùa hay chỉ một lần trong tháng tập cách nói không với chen lấn.Chùa chỉ có Phật và nhang thôi, chứ không phải Điện Máy Xanh sale off 80%.

   8. Lễ phật : Khi lễ Phật nhớ đứng nép về một bên, tránh đứng ở giữa, ở giữa là nơi các chư thiên đang đứng để chứng cho lòng thành của bạn. Vào chùa nào ít nhất cũng phải quỳ lạy Phật 3 cái, xá Phật cúi người từ tốn nhẹ nhàng kèm lòng thành dzô, đừng có gật gật như gà mổ.

   9. Điện thoại : Khi tụng niệm, khi ngồi thiền, hoặc khi người khác đang tụng niệm thiền thì bạn nên để chế độ rung hoặc tắt máy. Đang tĩnh tâm mà “em ơi suốt đêm thao thức vì em........”, nó rất là vô duyên. Làm chúng sinh động tâm, bạn bị mất phước.

   10. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nói chung càng kín cổng cao tường càng tốt. Đừng có crop-top hay áo 2 dây quần bó sát.

   11. Sạch sẽ : Trước khi đi chùa nên tắm rửa xúc miệng sạch sẽ, tâm có thể chưa thanh tịnh nhưng thân phải thật sạch sẽ. Đừng có vừa đi tập GYM hay vừa đi ăn lẩu xong rồi ghé vô chùa nghen.

   12. Phóng sinh : Phóng sinh không nên đặt trước, đặt trước là người ta sẽ đi bắt, và mình thay vì được phước thì lại mang tội. Cứ ra chợ, những chúng sinh đang chuẩn bị lên bàn mổ mà cứu được chúng thì mới đáng quý. Mua vật phóng sinh thì nhớ lựa cho phù hợp, đừng có lựa cá La Hán rồi thả nó ở kênh Thị Nghè, nó chết không nhắm mắt, mang tội.

   13. Không tự tiện lấy của Tam bảo : Đồ dùng, vật dụng, thức ăn của chùa là do thập phương bá tánh cúng dường vào. Một thằng ăn trộm đi trộm xe thì nó chỉ mắc tội với một người, còn vào chùa ăn cắp hoặc tự ý dùng không xin phép là mắc nợ với cả thập phương bá tánh và chư Phật. Kiếp sau trả nợ xúc quần.

   14. Đừng lấy dép của người khác. Tội người ta.

   15. Tụng kinh - Niệm Phật : Không tụng lớn tiếng, cao giọng, khác biệt với đại chúng. Nếu tụng chậm hoặc nhanh sẽ làm cho người cùng tụng với mình bị loạn tâm - Tổn phước của mình.

   16. Gặp các tu sĩ thì nên xưng hô : là Sư - Con. Hoặc Là Thầy, Cô - Con. Xưng Con đây ko phải là Con của các sư thầy, sư cô. Mà Con đây biểu thị cho mình là Con của Phật (Phật tử - Con của Phật).

   17. Không tự ý chạm vào áo quần hoặc là bá vai tu sĩ.

   18. Nói Chuyện : Người đi lễ với nhau nên nói vừa đủ nghe, không nói cười lớn tiếng, không gọi hò réo. Vì xung quanh ta có nhiều người đang tĩnh tâm hoặc cầu nguyện.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

Ý kiến của bạn