Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, vua Diêm Ma (hay còn gọi là Diêm Vương), người cai quản cõi Địa Ngục, vẫn bị hành hình tra tấn như thường. Theo đó, vua Diêm Ma có một cung điện dưới cõi Địa Ngục và hưởng thụ các thú vui tại đây. Tuy nhiên, một ngày ba lần, ông vẫn bị ngục tốt bắt ngồi trên sắt nóng, lấy nước đồng sôi rót vào miệng mà chịu đau khổ (kinh Trường A Hàm, quyển 19).
Nhiệm vụ của ông là phán xử các tội nhân đồng thời khuyên răng họ theo các luân lí Phật giáo.
Mở rộng vấn đề ra một tí. Mười hai tầng địa ngục, 12 Diêm Vương, hắc bạch vô thường, đầu trâu mặt ngựa, cầu Nại Hà, sông Vong Xuyên, canh Mạnh Bà…là hình ảnh Địa Ngục của văn hóa dân gian Trung Quốc, không phải hình ảnh địa ngục trong Phật giáo Ấn Độ. Khi Phật giáo du nhập sang Trung Hoa đã có sự tiếp biến văn hóa, du nhập các giá trị của văn hóa bản địa vào Phật giáo. Bởi vậy hình ảnh 12 tầng địa ngục khá quen thuộc trong các chùa Bắc Tông.
Hình ảnh Địa Ngục của hai nền văn hóa có khá nhiều điểm tương đồng, do đó dễ dàng chuyển đổi qua lại mà không có vấn đề gì. Tuy về miêu tả có đôi chút khác biệt nhưng ý nghĩa răn ác khuyến thiện là như nhau cả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật