Cà phê lợi mà độc, chia sẻ mới đây của bác sĩ bệnh viện Việt Đức Trần Quốc Khánh trên mạng xã hội Lotus về thức uống quen thuộc này đã dấy lên những lo ngại về sức khỏe. Dùng cà phê mỗi sáng như một thói quen nhưng cái hại phía sau chẳng mấy ai để ý.
Được biết đến là vị "bác sĩ nghìn like", bác sĩ Trần Quốc Khánh luôn dùng chính kinh nghiệm và trải nghiệm của mình để đưa tới những bài học sức khỏe ý nghĩa nhất không chỉ cho các bệnh nhân mà tới tất cả mọi người. Sức khỏe là thứ đáng giá nhất của mỗi người, vì thế, chúng ta cần tự học cách bảo vệ bản thân mỗi ngày.
Cụ thể chia sẻ của bác sĩ:
"Café: Bao nhiêu là quá nhiều với anh chị?
Hằng trăm năm nay, café luôn có đặc quyền riêng, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ với chính anh chị, nếu chúng ta thiếu hiểu biết. Ai cũng biết, chúng ta sử dụng café để tăng sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi, cải thiện sự tập trung cũng như tăng cảm hứng và khả năng sáng tạo. Nhưng chúng ta dùng bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia sức khoẻ từ trung tâm y tế Mayo Clinic, một người lớn khoẻ mạnh không nên dùng quá 400mg caffeine mỗi ngày, nó tương đương 4 tách café hoặc 10 lon cocacola hoặc 5 cốc trà hoặc hai chai nước uống năng lượng, có nhiều người chưa biết được rằng không chỉ café mà tất cả những loại nước uống bác sĩ kể trên đều luôn chứa caffeine. Ví dụ 1 lon cocacola truyền thống hoặc coca không đường chứa khoảng 32mg caffeine, một lon Coke Light chứa 42mg, một cốc trà chứa khoảng 75mg caffeine, thức uống năng lượng còn chứa nhiều hơn thế.
Chính vì vậy, chúng ta luôn phải để ý và tính tổng số lượng caffeine nạp vào cơ thể qua tất cả những đồ uống trên chứ không phải chỉ qua những ly café đơn thuần. Những nguy cơ gì khi chúng ta lạm dụng café?
➢ Đau nửa đầu và mất ngủ mạn tính, trong đó mất ngủ mạn tính được nhiều chuyên gia nhấn mạnh, nếu anh chị đang có vấn đề về giấc ngủ cần hết sức hạn chế dùng café, kể cả dùng cho ngày hôm sau giúp đánh lừa cảm giác mệt mỏi do đêm hôm trước mất ngủ, điều đó chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề giấc ngủ của anh chị.
➢ Cảm giác sợ hãi và bồn chồn, điều này rất nguy hiểm cho những người làm việc đòi hỏi sự tập trung và chính xác.
➢ Cáu gắt và đau dạ dày mạn tính.
➢ Đi tiểu thường xuyên hoặc không có khả năng kiểm soát tiểu tiện.
➢ Tim đập nhanh hoặc run cơ, run tay chân.
➢ Làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp, tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
➢ Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên cho trẻ em sử dụng những đồ uống có chứa caffeine kể trên, phụ nữ có thai và cho con bú thì nên tham khảo các chuyên gia y tế nếu có thói quen uống café, với những người cao huyết áp cũng hết sức cẩn trọng khi sử dụng những đồ uống chứa caffeine này.
➢ Một số loại thuốc dùng hằng ngày cũng có thể phản ứng với caffeine nếu chúng ta không để ý, chúng bao gồm:
• Ephedrine: được sử dụng trong thuốc thông mũi, khi chúng ta dùng thuốc này với uống cafe có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và co giật.
• Theophylline (Theo-24, Elixophyllin). Thuốc này được sử dụng để làm giãn đường hô hấp, có một số tác dụng giống caffeine, vì vậy, dùng nó với caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của caffeine, chẳng hạn như buồn nôn và tim đập nhanh.
• Echinacea: được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, có thể làm tăng nồng độ caffeine trong máu của bạn và có thể làm tăng hiệu ứng khó chịu của caffeine khi chúng ta dùng cùng café."