Tức giận, sân hận và phương pháp hóa giải

Thứ tư, 23/09/2020, 09:38 GMT+7

     Phatgiao.org - Sân hận sẽ đem đến cho người ta những tại hoạ rất lớn, nhất định phải kịp thời hoá giải việc này. Phương thức hoá giải có hai cách: Đầu tiên là hoá giải quan niệm, tiếp theo đó là phương pháp tu hành.

     Phật giáo cho rằng, “tham, sân, si” chính là ba loại phiền não của loài người chúng ta, gọi là “tam độc”. Thật ra mỗi người trong chúng ta đều không thể tránh được điều này, chỉ là có một vài người trong tâm có sân hận nhưng không biểu hiện ra ngoài.

     Bên cạnh đó, cũng có những người thường đem sân hận trong lòng bộc lộ ra, bất luận đó là lời nói hay hành động thì đều làm tổn thương đến bản thân và người khác.

“Tham, sân, si” chính là ba loại phiền não của loài người chúng ta, gọi là “tam độc”.

“Tham, sân, si” chính là ba loại phiền não của loài người chúng ta, gọi là “tam độc”.

 

     Cho nên, người ta thường lấy “sân” so sánh với “hoả”, gọi là “sân hoả”, là bởi vì nó giống như lửa sẽ khiến con người ta mất đi trí tuệ thanh lương.

     Nếu như con người ta giữ vững được tịnh khí bình tâm, thì sẽ không có lòng sân hận nữa. Đáng tiếc là, nếu luôn giữ vững tâm hồn bình tịnh, đó không phải là việc dễ dàng. Nguyên nhân khởi đầu của sự sân hận, thường là do cảm thấy không được thoả mãn với những thứ bên ngoài, hoặc không thể thuận tâm vừa ý,  khiến cho lòng người sản sinh mâu thuẫn rồi sinh ra lòng sân hận.

     Nhưng cũng có lúc tự xuất phát từ trong nội tại bản thân, ví dụ người ta thật sự không cản trở công việc của mình, chỉ là tự bản thân cảm thấy không vừa ý với người khác, vô duyên vô cớ mà tức giận. Cho nên, nguyên nhân từ bên ngoài, có khi tự bản thân tưởng là như vậy, chứ không phải hoàn toàn khách quan, cũng không nhất định tác động từ bên ngoài gây ra sự sân hận, dù cho bản thân đã tức giận cực độ, thì người ta cũng chưa chắc biết được.

Người ta thường lấy “sân” so sánh với “hoả”, gọi là “sân hoả”, là bởi vì nó giống như lửa sẽ khiến con người ta mất đi trí tuệ thanh lương.

Người ta thường lấy “sân” so sánh với “hoả”, gọi là “sân hoả”, là bởi vì nó giống như lửa sẽ khiến con người ta mất đi trí tuệ thanh lương.

     Ngoài ra, sân hận không nhất định là đối ra bên ngoài, có lúc là do tự thân phiền não, ví dụ có người sẽ tự hận bản thân vì năng lực không đủ, phúc báo không đủ, hoặc hận mình không đủ thông minh, nỗ lực chưa hết mình… Tuy tự hận bản thân sẽ không làm hại người khác, nhưng trong lòng có hận thì đã là không tốt rồi, khi mà đã hận bản thân đến đỉnh điểm thì sẽ bắt đầu tự trừng phạt mình, mà sự trừng phạt tồi tệ nhất chính là tự sát. Bởi vì ghét bỏ bản thân tại sao lại kém cỏi đến vậy, ngay sau đó cảm thấy sống không bằng chết, chi bằng chết đi cho xong.

     Từ đó có thể hiểu được, sân hận sẽ đem đến cho người ta những tại hoạ rất lớn, nhất định phải kịp thời hoá giải việc này. Phương thức hoá giải có hai cách: Đầu tiên là hoá giải quan niệm, tiếp theo đó là phương pháp tu hành.

Nếu như con người ta giữ vững được tịnh khí bình tâm, thì sẽ không có lòng sân hận nữa.

Nếu như con người ta giữ vững được tịnh khí bình tâm, thì sẽ không có lòng sân hận nữa.

     Đầu tiên, muốn hoá giải từ quan niệm, thì phải phân tích kĩ càng nguyên nhân phát sinh sân hận, và tiếp theo đó là suy nghĩ: sân hận có ảnh hưởng gì đến kết cục của chúng ta? Sau khi thông qua phân tích lý tính, theo quan niệm sẽ hiểu bất luận là hận người khác hay hận bản thân, đều không giải quyết được vấn đề gì cả, vậy thì thay đó nên sửa đổi bản thân, khởi đầu cải thiện hoàn cảnh, việc này tốt hơn rất nhiều so với việc hận hay sân.

     Nếu phân tích, giải thích bằng mọi cách đều không thể hoá giải được tức giận – sân hận, thì lúc này phương pháp tốt nhất là thường xuyên bái Phật, niệm Phật, đọc kinh hoặc ngồi thiền, tất cả những phương pháp này đều đủ để hoá giải những ưu tư về sân hận, giúp đỡ con người ta thông qua tu hành để tiêu trừ nghiệp. Nếu chúng ta đối mặt với các vấn đề không biết hổ thẹn và xám hối thì nghiệp vẫn không dễ dàng tiêu giải được.

     Thật sự, bất luận là phương pháp tu hành nào, đều là dạy chúng ta học cách từ bi, không những đối đáp với chúng sinh phải từ bi, mà đối với chính mình cũng phải như vậy. Từ bi với bản thân, chính là dùng trí tuệ để xử lý việc của bản thân, bất kể việc gì cũng không để cảm tình chi phối, dễ dàng bộc lộ cảm xúc. Còn từ bi với người khác, chính là dù người ta có cố ý hay không, thì đều nên tha thứ cho họ, cũng giống như mình hy vọng người khác sẽ tha thứ cho mình vậy, phải suy nghĩ từ bản thân mà ra. Nếu chúng ta lấy mình làm gương, hoặc đặt mình vào vị trí người khác, sân hận sẽ dần dần mà bớt ít đi rồi.

Theo Sina, Huyền Trang biên dịch.

Ý kiến của bạn