Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt | |
Tác giả: | Cao Ngọc Lân, Cao Vũ Minh |
Thể loại: | Phong tục, lễ nghi, văn hóa dân gian Việt Nam |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 1 |
Từ ngàn xưa, ông bà ta đã dạy: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và cũng từ rất lâu thì con người đã biết đến nghi lễ thờ cúng. Từ nghi lễ thờ cúng trong cộng đồng, dần dần hình thành các tôn giáo khác nhau với những nghi lễ thờ cúng cũng có phần khác nhau. Việc tế lễ thờ phụng cũng khởi nguồn cho nghi thức cúng tế tổ tiên và thần linh. Có thể nói, nghi thức tế lễ, thờ phụng được hình thành và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Nghi thức tế lễ cho dù biến chuyển qua từng giai đoạn khác nhau nhưng sẽ mãi đồng hành cùng con người bởi “Con người có tổ, có tông. Như chim có tổ, như sông có nguồn
Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt
Đối với người Việt, thờ cúng đã trở thành “Lễ nghi phong hóa” tức là việc thờ cúng đã được chuẩn hóa theo quy củ, trật tự và trở thành phong tục tập quán của cả dân tộc. Thờ cúng là vấn đề tâm linh, đó cũng là điều thiêng liêng thấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam.
Trong xã hội Việt từ cổ đại đã tồn tại mối quan hệ dòng họ sâu sắc xây dựng trên cơ sở huyết thống. Do vậy, ngoài tín ngưỡng tôn giáo thì người dân Việt Nam rất chú trọng đến thờ cúng tổ tiên, ông bà. Người Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha thờ mẹ mới là chân tu”.
Từ tư duy đó, người Việt Nam thờ ông bà, cha mẹ rất mực kính cẩn kể cả khi cha mẹ còn sống lẫn khi cha mẹ qua đời.Bên cạnh đó, ngoài thờ cúng tổ tiên, thì nhiều gia đình Việt Nam dù không theo bất kỳ tôn giáo nào (như Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài) nhưng họ vẫn thờ Thần linh là Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ.
Có thể nói, đa phần các gia đình việt Nam có bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa. Thờ cúng thì nhiều, tuy nhiên, người hiểu rõ ý nghĩa và quy chuẩn của thờ cúng lại không nhiều. Vì sao lại thờ Ông Táo, vì sao lại thắp nhang ông Thần Tài, Thổ Địa mỗi buổi sáng?
Để giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về các nghi lễ và các loại văn cúng, chúng tôi xin giới thiệu cuốn:
Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt
Nội dung cuốn sách sẽ giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên, Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu (rằm tháng Tám), Tết Hạ Nguyên, Tết Ông Táo (23 tháng Chạp), nghi lễ tang ma, cưới hỏi… Ngoài ra, cuốn sách cũng có trình bày hơn 100 bài văn cúng để mọi người có điều kiện tìm hiểu thêm về sự đa dạng trong nghi lễ văn hóa dân tộc.
Cuốn sách “Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt” chia làm năm phần với những kiến thức bổ ích và có giá trị sâu sắc về: Nghi Lễ thờ cúng trong gia đình; Phong tục Lễ tết; Nghi lễ của cuộc đời; Nghi lễ ma chay cúng giỗ,Cưới hỏi… là sự tổng hợp những tinh hoa của tiền nhân để lại với mong muốn “ôn cố tri tân”, giữ gìn lễ nghi phong hóa của dân tộc Việt Nam.Cuốn sách đã được Nhà nghiên cứu văn hóa: Giáo sư, Tiến sĩ Bae Yang Soo, Chủ nhiệm khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Ngoại ngữ Pusan Hàn Quốc, Trưởng ban Thư ký Hội “Những người yêu Việt Nam viết về cuốn sách này như sau:* Bất ngờ và khâm phục là cảm xúc tràn dâng trong tôi khi đọc từng trang sách. Bất ngờ là vì ở đất nước Việt Nam của các bạn lại có các nghi lễ phong phú và đa dạng đến thế. Khâm phục là vì sự phong phú và đa dạng của các nghi lễ lại được thể hiện rất đầy đủ trong cuốn sách “Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt”. Có thể nói các tác giả của cuốn sách như người lái đò cần mẫn và tài hoa chở người đọc đi dọc mọi miền đất nước, được thưởng ngoạn mọi nghi lễ của dân tộc Việt Nam xuyên suốt các mùa trong năm.*
Tác giả :GS-TS Cao Ngọc Lân - Nhà nghiên cứu : CAO VŨ MINH - (đồng biên soạn )
MỤC LỤC:
Lời giới thiệu | 5 |
Lời tác giả | 7 |
PHẦN I: CÁCH SẮP ĐẶT BÀN THỜ, THẦN VỊ, NGHI LẼ THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH | |
1. Cách sắp xếp và trang trí bàn thờ gia tiên | 9 |
2. Sắp đặt bàn thờ Phật, an thần bài vị và văn khấn | 18 |
3. Bàn thờ thần linh Thổ địa, Thần tài và văn cúng | 20 |
4. Sự tích, nghi lễ và bài khấn thần Thổ Công | 29 |
5. Cách bố trí bàn thờ và bài khấn thần linh | 33 |
6. Bàn thờ và bát nhang Cửu huyền thất tổ | 34 |
7. Khái quát về hợp tự | 37 |
8. Đôi điều về bát nhang | 38 |
9. Nghi thức cúng, vái, lạy | 41 |
10. Nội dung của một bài văn cúng và ý nghĩa của sự cúng giỗ | 42 |
PHẦN II: PHONG TỤC CÚNG LỄ, TẾT GIỖ VÀ NHỮNG BÀI KHẤN TRONG NĂM | |
1. Bài văn cúng ngày giỗ thường (Cát kỵ) | 47 |
2. Bàn thờ ông Táo và bài khấn ông Táo chầu trời (23 tháng Chạp) | 50 |
3. Văn cúng lễ Chạp từ 25-30 tết | 53 |
4. Lễ tất niên và văn cúng chiều 30 tết | 56 |
5. Văn khấn Lễ Giao thừa ngoài trời | 58 |
6. Văn khấn lễ Giao thừa trong nhà | 60 |
7. Nội dung bài khấn gia tiên ngày mùng 1 tết | 61 |
8. Cúng tiễn ông bà và cách hóa vàng khi hết tết | 64 |
9. Những phong tục trong ngày tết cổ truyền | 66 |
10. Tết Nguyên Tiêu và văn khấn | 73 |
11. Lễ dâng sao Tết Nguyên Tiêu | 76 |
12. Ý nghĩa Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3 âm lịch | 77 |
13. Tiết Thanh minh | 79 |
14. Tết Đoan Ngọ - nguồn gốc, ý nghĩa và bài khấn | 81 |
15. Tết Trung Nguyên - rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) | 83 |
16. Tết Trung Thu - nguồn gốc và ý nghĩa | 93 |
17. Tết Hạ Nguyên (tết cơm mới, từ mùng 1-15 tháng 10 âm lịch) | 97 |
18. Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương - ngày hội văn hóa tâm linh của dân tộc | 98 |
PHẦN THỨ III: NHỮNG NGHI LỄ VÀ BÀI KHẤN TRONG VÒNG ĐỜI NGƯỜI | |
1. Nghi lễ và bài khấn cúng mụ | 103 |
2. Những nghi lễ và bài khấn trong lễ đính hôn trước bàn thờ nhà gái | 109 |
3. Nghi thức lễ vu quy tổ chức tại nhà gái (gái xuất giá) | 114 |
4. Lễ thành hôn (lễ cưới tổ chức tại họ nhà trai) | 120 |
5. Các lễ vật và bài khấn trong Lễ động thổ | 123 |
6. Lễ nhập trạch vào nhà mới | 129 |
7. Phong tục và văn khấn lễ thượng thọ | 133 |
8. Lễ vinh quy bái tổ | 135 |
9. Một số nét về phong tục thờ cúng | 136 |
1. Phong tục, ý nghĩa và bài khấn giỗ thường hàng năm | 141 |
2. Văn khấn tiền chủ hậu chủ | 145 |
3. Bài khấn và lễ bồi hoàn địa mạch | 145 |
4. Bài khấn khai trương cửa hàng | 148 |
5. Bài khấn giải trừ tật bệnh (cách khấn nguyện, xin chữa cho mau hết bệnh) | 149 |
6. Đôi nét về cầu tự | 150 |
7. Bài khấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát | 152 |
8. Văn khấn cầu bình an ở ngôi Tam Đảo | 153 |
9. Văn khấn Lễ Đức Thánh Hiền | 154 |
10. Bài khấn lễ Đức Đại Tạng Vương Bồ Tát | 154 |
11. Bài khấn Thành hoàng ở đình, miếu | 158 |
12. Bà Chúa Kho | 161 |
13. Bài khấn Đức Thánh Trần Hưng Đạo | 164 |
14. Bài khấn Ban Công Đồng | 167 |
15. Tục thờ và bài khấn Tam tòa Thánh Mẫu | 168 |
16. Xem vận hạn cuộc đời | 176 |
17. Giải hạn sao Thái dương | 181 |
18. Giải hạn sao Thái Âm | 182 |
19. Giải hạn sao Mộc Đức | 183 |
20. Giải hạn sao Vân Hán | 184 |
21. Giải hạn sao Thái Âm | 185 |
22. Giải hạn sao Thái Bạch | 186 |
23. Giải hạn sao Thủy Diệu | 187 |
24. Giải hạn sao La Hầu | 188 |
25. Giải hạn sao Kế Đô | 189 |
26. Hạn Tam Tai và cách hóa giải | 190 |
PHẦN THỨ V: PHONG TỤC, NGHI LỄ CÚNG MA CHAY VÀ GIỖ | |
1. Tìm hiểu về phong tục tang ma của người Việt | 195 |
2. Nội dung lễ tang và những bài khấn | 198 |
3. Những điều phải làm lúc người thân lâm chung | 200 |
4. Đôi điều về trùng tang | 203 |
5. Các bước tiếp theo của tang ma | 208 |
6. Văn khấn lễ thiết linh sang | 210 |
7. Lễ Thành phục (nhập quan) | 212 |
8. Tang phục và thành phục | 214 |
9. Các lễ tiến hành sau khi nhập quan | 215 |
10. Lễ Chiêu điện, Tích điện | 220 |
11. Văn khấn lễ cáo Long Thần, Thổ địa khi đào huyệt | 221 |
12. Phép Quàn Thấn và văn tế | 222 |
13. Những bài văn tế Hạ Tiết, Tế Trung Nguyên, tế ngày Tuế Trừ | 224 |
14. Lễ động quan và nghi trượng đưa tang | 224 |
15. Văn khấn Lễ thành phần (đắp xong mộ) | 228 |
16. Văn khấn Lễ hồi sinh - hay lễ an vị, an sàng | 229 |
17. Các nghi lễ sau khi an táng | 230 |
18. Bài khấn Lễ tế ngu | 233 |
19. Lễ tạ mả | 235 |
20. Đôi nét về lễ Chung Thất và Tốt Khốc | 237 |
21. Bài khấn lễ triệu lịch điện văn (lễ cúng cơm 100 ngày) | 240 |
22. Bài văn khấn Lễ tiểu tường, đại tường | 241 |
23. Lễ trừ phục hay là lễ đoạn tang (đàm tế) | 243 |
24. Bài khấn lễ rước linh vị vào chính diện và yết cáo tổ tiên | 245 |
25. Lễ cải cát (cải mả, cải táng) | 246 |
26. Văn khấn thần Long Mạch, Sơn Thần, Thổ Thần | 249 |
27. Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Nhật Bản và Hàn Quốc trogn mối tương quan với người Việt Nam | 249 |
PHỤC LỤC: GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC THÀNH HOÀNG, ĐỀN, CHÙA Ở VIỆT NAM | |
Đền Liễu Hạnh công chúa | 259 |
Huyền tích Thành hoàng làng Đông Khê | 264 |
Tục thờ thần Rắn làm thành hoàng làng | 265 |
Thần tích Đền làng Cẩm La | 267 |
Đình Đoài, Đền Mẫu | 269 |
Đình An Tiêm | 271 |
Đền thờ Đỗ Khắc Chung | 272 |
Đền Chợ Cháy | 274 |
Miếu Xâm Bồ | 275 |
Lễ hội đình Trần Xá | 276 |
Đền Bắc Hà | 279 |
Đình thần Dầu Tiến | 280 |
Đình Thần - Dinh Òng Neãi Thắng | 281 |
Di tích lịch sử - Đình Phú Cường | 282 |
Đình Tân An (Bến Thế) | 284 |
Di tích lịch sử - Đình Phú Long | 286 |
Đền Từ Mận và sự tích về Ngọc Khanh công chúa | 288 |
Đền Mõ | 289 |
Đền - Chùa Hòa Liễu | 291 |
Đền Còm - ngôi đền linh thiêng xứ Nghệ | 293 |
Đền Bà Đế | 294 |
Đền thờ Lê Vãn Thịnh | 296 |
Đền Đô - Quê hương của Vương triều Lý | 298 |
Đền Trình | 299 |
Đền Cấm | 301 |
Đền Trần (Đồ Sơn) và chứng tích về anh hùng Trần Quốc Tuấn | 303 |
Đền Phú Xá | 304 |
Đền Chử Đồng Tử - linh thiêng một tình yêu | 305 |
Phủ Tây Hồ và đền thờ thần Kim Ngưu | 308 |
Lỉnh thiêng đền Cuông | 309 |
Đền Kiếp Bạc | 311 |
Đền Vực Vông | 313 |
Đình Vũ Thạch | 314 |
Đền thần Thiên Y A Na | 319 |
Đền Quán Thánh. | 321 |
Đần Nhẫm Lũng và truyền thuyết về bà mẹ hang Non | 322 |
Đền ông Hoàng Mười | 324 |
Đền Vân Mầu và sự tích về Thánh Tam Giang | 325 |
Di tích Đền Sòng - Bỉm Sơn - Thanh Hóa | 327 |
Chùa Bà Bụt | 329 |
Chùa Phúc Lâm | 330 |
Chùa Dơi | 332 |
Chùa Một Cột - ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Ả | 338 |
Những ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long-Hà Nội | 339 |
Những ngôi chùa trên đất Nam Định | 343 |
Những ngôi chùa cổ ở Phổ Hiến | 346 |
Những ngôi chùa nổi tiếng Huế | 349 |
Những ngôi chùa nổi tiếng của Sài Gòn | 354 |
Những ngôi chùa nổi tỉểng ở Đà Lạt | 256 |
Những ngôi chùa Ông nổi tiếng ở Việt Nam | 359 |
Chùa Dâu | 364 |
Chùa Phật Tích - Dấu ẩn xưa và nay | 365 |
Chùa Bái Đính | 368 |
Huyền bí Chùa Dạm | 372 |
Chùa Trà Phương | 374 |
Chùa Hội Khánh | 379 |
Chùa Đào Viên | 381 |
Khám phá chùa cổ “gắn” chén đĩa “sứt” độc nhất Việt Nam | 384 |
Kỳ tích ngôi chùa cổ có hai kỷ lục Phật giáo | 385 |
Độc đáo những tòa Cửu phẩm Liên Hoa | 388 |
Chùa Sêrây Cro Săng | 389 |
Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) | 391 |
Về Long Quang cổ tự chiêm bái thập bát vị La Hán | 392 |
Ngôi chùa gần 400 tuổi ở Đồng Nai | 394 |
Chùa Quỳnh Lâm: Tìm lại danh hiệu “Đệ nhất danh lam cổ tích” | 395 |
Di tích lịch sử Long Hưng cổ tự ở Bình Dương | 396 |
Ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn: Chùa Huê Nghiêm 1 | 398 |
Chùa cổ Hội Sơn | 400 |
Chùa Keo - Kiến trúc 400 năm tuổi còn vẹn nguyên | 402 |
Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo | 404 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .. | 407 |
Nguồn tin: sachtaichinh.vn
Mượn sách: Xin liên hệ chùa Bửu Đà - Phòng Thư Viện