Một người Phật tử tại gia có lý tưởng, có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, phải phục vụ hết sức mình cho nhân dân quần chúng, trên mọi từng lớp và ở mọi phương diện.
Phật giáo không phải là một tôn giáo có tính chính trị, cho nên Phật giáo đồ cũng không có tham vọng chính trị.
Thế nhưng, nguyên tắc của chính trị là xử lý công việc của số đông người. Phật giáo đồ là một nhóm, một tập thể trong số đông người đó, cho nên cũng không thể sinh hoạt tách rời khỏi chính trị được.
Nên chia chính trị thành chính quyền và trị quyền. Chính quyền thuộc về nhân dân, trị quyền thuộc về chính phủ. Phật giáo đồ, ít nhất cũng có các quyền lợi của chính quyền, như các quyền tuyển cử, bãi miễn, sáng chế (pháp luật), phúc quyết, Phật giáo đồ phải được tham gia các quyền lợi đó. Chủ trương của đại sư Thái Hư ở thời cận đại "vấn chính bất can chính" là đáng được chú ý.
Tăng Ni có trách nhiệm tu hành, hoằng hóa, vì vậy không nên trực tiếp tham gia nắm và chấp hành chính quyền. Còn nếu chính quyền yêu cầu tham gia ý kiến về các vấn đề có tầm quan trọng thiết thân, thì nên tham gia ý kiến. Căn cứ nguyên tắc đó, Tăng Ni nên tham gia các công việc như bầu cử, ứng cử nghị sĩ, để có thể lấy ý kiến của Phật giáo đồ cống hiến cho sự nghiệp dựng nước; nếu không thì quyền lợi của Phật giáo đồ có thể bị người khác bỏ rơi. Khì đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài thường giúp cho quốc vương đại thần nhiều ý kiến quý báu.
Đương nhiên, đối với những người xuất gia, tha thiết cầu giải thoát sinh tử và 3 giới thì có thể xả bỏ mọi quyền lợi chính trị. Tuy vậy, trong xã hội từ nay về sau, dù là ở ẩn trong rừng sâu, cũng khó mà tách hẳn khỏi mọi sinh hoạt chính trị.
Còn Phật tử tại gia thì đương nhiên phải tham gia các công tác quân sự, chính trị. Một người Phật tử tại gia có lý tưởng, có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, phải phục vụ hết sức mình cho nhân dân quần chúng, trên mọi từng lớp và ở mọi phương diện. Theo giới luật nhà Phật, Tăng Ni có thể thuyết pháp cho quân nhân nghe.
Hòa thượng Thánh Nghiêm