Nhìn lại lịch sử Phật giáo, chúng ta thấy những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật luôn trực tiếp gắn liền với thiên nhiên: Đức Phật đản sanh tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gắn với hình ảnh hoàng hậu Maya vịn tay vào cây Vô Ưu trong bối cảnh vườn cây xanh mát; Đức Phật thành đạo sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bodhi (Bồ đề), bên bờ sông Naranjana (Ni Liên Thiền) hay sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn trong rừng cây Sala. Từ sự kiện Phật đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, hay nhập diệt đều gắn với bối cảnh thiên nhiên hoang dã. Do vậy, thiên nhiên đã trở nên gần gũi với Phật giáo hơn bao giờ hết.Nhìn lại lịch sử Phật giáo, chúng ta thấy những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật luôn trực tiếp gắn liền với thiên nhiên: Đức Phật đản sanh tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gắn với hình ảnh hoàng hậu Maya vịn tay vào cây Vô Ưu trong bối cảnh vườn cây xanh mát; Đức Phật thành đạo sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bodhi (Bồ đề), bên bờ sông Naranjana (Ni Liên Thiền) hay sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn trong rừng cây Sala. Từ sự kiện Phật đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, hay nhập diệt đều gắn với bối cảnh thiên nhiên hoang dã. Do vậy, thiên nhiên đã trở nên gần gũi với Phật giáo hơn bao giờ hết.
Từ hiện thực vấn nạn môi trường, khi soi chiếu qua lăng kính Phật Giáo, dễ dàng nhận thấy ô nhiễm môi trường suốt phát từ nhân “tham” của con người. Nhân “tham” là một trong 8 loại đau khổ (Khổ đế) xét theo giáo lý căn bản của Tứ Diệu đế. Từ đó, khi chúng sinh muốn tìm thấy niềm an vui, hành phụ thì cần phải diệt trừ tận gốc nỗi khổ đau đến từ nhân “tham” này. Đồng thời, nếu muốn đạt được những mong muốn đó, chúng sinh cũng cần lựa chọn những phương pháp loại trừ khổ đau phù hợp trong Đạo đế. Nơi mà, tất cả các phương pháp đều hướng đến đời sống giản dị, sống điều độ, không bị tham dục chi phối và hài lòng với những gì đang có, giúp cho Đức Phật và các đệ môn luôn an lạc và thảnh thơi.
Bên cạnh giáo lý, những tư tưởng hướng đến bảo vệ và nâng niu thiên nhiên cũng được ẩn sâu trong Giáo luật Phật Giáo vốn được tạo nên để hướng đến chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, vô ngã, vị tha, hỷ xả để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa song bên cạnh đó Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt ra và ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sự cân bằng cho cuộc sống của người dân.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến các vấn đề như bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách và chiến lược nhằm xử lý kịp thời những vấn đề môi trường đặt ra. Cụ thể:
Từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến nay, Phật giáo Việt Nam đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc. Trải qua mỗi thời kỳ, tăng ni, phật tử Việt Nam luôn thực hiện lời Phật dạy, tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó bao gồm cả vấn đề bảo vệ môi trường. Tính đến năm 2020, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có khoảng 55.000 tăng ni, quản lý khoảng 18.000 cơ sở tự viện, tịnh thất, niệm Phật đường trên toàn quốc, đây chính là nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại đất nước ta.
Là một tôn giáo truyền thống của người Việt Nam với tổng nguồn lực lên tới hơn 4.6 triệu tín đồ (theo số liệu năm 2020), Giáo hội Phật giáo luôn hướng con người đến lối sống mà trong đó, con người cần gắn bó và thân thiện với thiên nhiên; biết trân quý thiên nhiên. Bởi lẽ, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên luôn khăng khít, bình đẳng và có tác động tương hỗ nhau. Có thể thấy trong giáo lý, kinh sách của Phật giáo luôn chứa đựng những tư tưởng, những bài học sâu sắc về ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Nhằm cụ thể hóa những tư tưởng ấy thành hành động, Phật giáo đã có những hoạt động, việc làm ý nghĩa.Cụ thể, nhân ngày Phật đản năm 2011, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Nguyên Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi thông điệp về vấn nạn môi trường và kêu gọi các Phật tử chung tay bảo vệ môi trường: “Thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, tác hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, nhiệt độ trái đất tăng, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, sóng thần, động đất, nước biển dâng,… đang là những thảm họa đe dọa đến an nguy của sự sống con người… Hơn lúc nào hết, tôi kêu gọi mỗi Tăng ni, Phật tử cần phải hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật Đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên, để chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường xã hội và sự an nguy của trái đất, đó là việc làm thiết thực để kính dâng ngày đản sinh Đức Từ Phụ của chúng ta".
Tại Hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu" trong năm 2015, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã thay mặt Giáo hội trực tiếp ký kết “Chương trình phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020)” với Bộ TN&MT, lãnh đạo của 39 tổ chức tôn giáo khác nhau và lãnh đạo của MTTQ Việt Nam nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho tăng ni, phật tử và người dân tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể: “Không sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, biết tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng sinh học và sinh mệnh của muôn loài, nhằm giữ gìn sự cân bằng của hệ môi trường sinh thái. Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, không đốt vàng mã nơi thờ tự,...” Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN qua đó đã đề nghị các chư tôn đức tăng, ni nêu cao tinh thần Bồ Tát đạo, tuyên truyền và hướng dẫn đồng bào phật tử loại bỏ hình thức mê tín dị đoan và đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Đồng thời, loại bỏ các hình thức được cho là trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam
Vào cuối năm 2021, để tích cực hưởng ứng phong trào do Bộ TN&MT đề ra về “chống rác thải nhựa”, thông qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, GHPGVN kêu gọi người dân sử dụng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông tự phân hủy thay vì sử dụng túi nilon; thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần như: ống hút, chai nước suối, bát, đĩa, cốc, thìa… bằng việc sử dụng cốc sứ, cốc hoặc bình thủy tinh khi tổ chức hội họp và tiếp khách. Để công tác bảo vệ môi trường trở nên thiết thực hơn, bên cạnh việc tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của Phật tử một cách thuần túy, các thiền viện Phật giáo cũng chú trọng vào kiến tạo các không gian xanh và thanh tịnh tại nơi thờ tự. Có thể nói, mô hình cảnh quan “rừng thiền” cùng với cây cối xanh tươi, hồ nước sạch và không khí trong lành, mát mẻ mà các tự viện hiện đang sở hữu hiện đã trở thành khu văn hóa tâm linh, giúp gắn kết con người với môi trường tự nhiên, theo đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, như Hòa thượng Thích Tâm Pháp từng nói: “Thực hiện lời Phật dạy, người Phật tử chúng ta nên bắt tay vào việc trồng cây xanh tạo thêm bóng mát để kích thích xã hội làm sạch môi trường. Mỗi người một tay, mỗi người một câu, mỗi chùa một khuôn viên xanh nhỏ thì lo gì không có những vườn cây tươi mát cho thế hệ ngày mai". Theo đó, trong ngày lễ hội Phật giáo, tất các Tăng ni, Phật tử tại các thiền viện đều được vận động tham gia vào phong trào “trồng cây phúc đức” và “trồng cây trí đức”, cùng với đó là loại bỏ tục lệ “hái lộc, bẻ lộc” như trước đây. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều thiền viện được xây dựng ngay cạnh rừng để có thể đảm trách thêm nhiệm vụ bảo vệ rừng cũng như bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Có thể thấy trong những năm vừa qua, nhằm đối mặt với việc vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn tích cực gắn bó, chia sẻ với dân tộc, bên cạnh đó, chung tay cùng Nhà nước nhằm bảo vệ môi trường. Qua đó, hướng tới một trái đất mãi xanh và con người sẽ được sống an lạc.
Bấm vào đây để đọc bài nghiên cứu