Phật tử chùa Thiên Khánh hỏi: Người tu sợ cái gì nhất?
Thầy trả lời: Đây là câu hỏi hay và rất khó trả lời, bởi vì câu hỏi này có nhiều ý, thầy chỉ giải thích theo suy nghĩ riêng của mình đó là tiền bạc, cung kính và lợi dưỡng.
Con đường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua và chỉ dạy lại cho chúng ta, hàng hậu học hãy kiên trì bền chí đi theo con đường đó là chuyển hóa thân tâm, do chính mình thực tập bằng cách ý nghĩ những gì tốt đẹp, miệng nói lời lành và thân làm việc thiện ích giúp người cứu vật. Thế gian không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Đây là con đường duy nhất để đưa chúng ta đến an lạc hạnh phúc trong dài lâu.
Chính vì thế đến năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã sáng suốt công nhận đại lễ Phật Đản với tên gọi “Vesak” là lễ hội văn hóa của loài người, mang tính quốc tế toàn cầu để tôn vinh các giá trị văn hóa, đạo đức, hiểu biết và yêu thương, cùng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha của đạo Phật.
Trước khi trả lời câu này cho phép thầy kể một câu chuyện mang tính cách ẩn dụ sâu sắc. Có một vị Tăng nọ dường như cảm thấy hoang mang khi bắt gặp một vật gì, vừa đi ra khỏi bìa rừng thì gặp hai người bạn. Thấy vị Tăng hơi hốt hoảng hai người kia hỏi: Có chuyện gì mà thầy cảm thấy bất an đến thế. Vị Tăng trả lời: Rắn độc, rắn độc.
Hai người bạn nghe rồi hỏi tiếp rắn độc ở đâu lớn hay nhỏ? Thầy có thể chỉ chỗ cho chúng tôi tìm bắt rắn độc, sau đó vị Tăng chỉ cho hai người bạn xong rồi từ giã đi về Tịnh xá mà đi từng bước chân trong chính niệm tỉnh giác.
Hai người bạn liền lập tức đến ngay chỗ vị tăng vừa chỉ, rắn độc đâu chẳng thấy mà thấy cả hủ ràng to tướng làm chóa cả mắt. Hai người bạn này dường như điếng cả người lên, mới nói lớn rằng tên tiểu tăng đó thật là ngu si vô cùng tận, vàng mà ông ta nói là rắn độc. Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà một cách êm thấm mà không ai biết. Một người bạn nhanh miệng nói: “Ban ngày mà đem về sợ nhiều người nhìn thấy e là bất lợi cho mình đấy, thôi thì chúng ta nên thống để trời tối rồi đem về như thế mới là chắc ăn như bắp. Tôi sẽ phát tâm ở lại đây canh chừng, ông hãy về nhà mang chút rượu thịt ra đây ăn mừng rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà.
Người kia liền đồng ý, coi đây là kế sách hay và chấp nhận theo yêu cầu của người bạn. Lúc này người ở lại mới suy tính: Nếu như số vàng này đều thuộc về mình mà không phải chia cho người kia thì hay biết mấy. Đợi hắn quay lại, ta sẽ sát hại mà chiếm lấy toàn bô số vàng.
Không ngờ anh bạn ở lại trong lúc quét dọn miếu, cũng nỗi lên lòng tham lam quá đáng, muốn chiếm đoạt hết cả số vàng. Nên đã chủ động tìm một khúc cây lớn, núp phía sau miếu chờ anh Bần về để đập chết. Anh bạn kia đâu có biết tai họa sắp đến bên mình, cứ hý ha hý hửng mừng thầm trong bụng, vừa đi vừa hát nghêu ngao.
Anh bạn vừa về tới miếu chưa kịp hết mừng, đã bị mấy cây gậy từ phía sau đập tới chết liền tại chỗ. Số vàng bây giờ đã nằm hết trong tay anh còn lại, anh yên chí nghĩ rằng từ sớm đến giờ chưa ăn gì sẵn có rượu thịt ở đây, mình đánh chén no say rồi hãy về nhà sau cũng không muộn gì. Nào ngờ đâu trong rượu thịt có thuốc độc, vàng chưa lấy được đã hóa ra người thiên cổ. Hai người vì lòng tham muốn quá đáng, mà cuối cùng phải chịu chết thê thảm như vậy. Thật đáng tiếc thay! Mạng người quá mong manh, vì chút vàng bạc mà ta đành lòng chôn vùi phẩm chất nhân cách đạo đức của mình trong si mê tối tăm. Cuối cùng hai người vì tham lam quá đáng nên đành chết chung một chỗ, mà không đem theo được gì.
Từ những ý niệm suy nghĩ ban đầu, ngay nơi đó chúng ta biết cách làm chủ khi còn trong trứng nước, biết dừng ngay lúc đó thì làm gì có chuyện đáng tiếc xảy ra. Đằng này hai người khi lượm được của rơi, mỗi người một nửa cùng chia nhau sống để nuôi gia đình, vậy thì tốt đẹp biết bao. Giờ hai người vì lòng tham muốn quá đáng, nên phải mang theo nghiệp giết người cướp của, một trong hai người nếu còn sống nhẹ lắm cũng bị xử lý theo pháp luật từ hai mươi năm cho đến án tử hình. Rốt cuộc vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy xác hai người vùi sâu dưới đáy mộ tham tàn. Nhưng đâu phải chết như vậy là hết, phải chịu nhiều kiếp bị giết hại trở lại, nếu được làm người thì bị quả báo bệnh hoạn và chết yểu.
Cuộc sống của người ấy sau này sẽ chịu quả báo thiếu thốn bất hạnh nghèo khổ, vì làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình người thân bị mất mát và chịu nhiều thiệt thòi do không ai nuôi dưỡng. Nếu người chết là lao động chính trong gia đình, phải nuôi vợ và con, thì quả báo cho kẻ sát nhân phải chịu nhiều kiếp sinh ra, bị bỏ rơi lang thang nghèo cùng khốn khổ. Hơn nữa giết người tức là tước đoạt mạng sống và phá huỷ đi sự nghiệp của người đó bị đổ vỡ, nên quả báo nhiều đời sau của thủ phạm thường xuyên bị thất bại.
Tham lam hay ích kỷ là thói quen xấu đã ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi chúng sinh, ai cũng muốn nắm giữ về phần mình nên không dám đem ra chia sẻ cho người khác. Người tham lam luôn co rút lại vì tâm ích kỷ của chính mình, muốn chiếm hữu nên biểu lộ hành vi đê tiện, như trường hợp của hai kẻ nghèo kia vì tham muốn quá đáng mà cả hai đều bị mất mạng.
Câu chuyện trên là một bài học thiết thực trong cuộc đời, may mà nó chỉ là của rơi lượm được. Tiền bạc của cải là vật vô tri nó có là do chúng ta tạo ra, con người vì lòng tham không đáy nên ham muốn đủ thứ, muốn được quyền cao chức trọng, muốn được giàu sang nhiều tài sản, muốn được vợ đẹp con ngoan, muốn được sống lâu để hưởng thụ, tất cả những cái muốn đó đều được thúc đẩy bởi tâm tham lam quá đáng. Nhưng chúng ta không biết rằng muốn được nhiều tài sản của cải, thì phải biết bố thí, cúng dường hoặc giúp đỡ chia sẻ khi gặp người bất hạnh khó khăn. Không được gian tham trộm cướp lường gạt của người khác, phải tinh cần siêng năng làm việc, phải biết tiết kiệm tiêu xài đúng chỗ. Đó là những nguyên nhân dẫn đến giàu có trong hiện tại và mai sau, nhiều người không muốn gieo nhân tốt mà đòi gặt quả tốt, thử hỏi làm sao được.
Khi mong muốn được thỏa mãn thì lòng tham lại càng thêm tăng trưởng và sự kiêu căng hãnh diện càng cao, có một muốn mười, có mười muốn trăm, ít ai chịu muốn ít biết đủ. Và khi có rồi lại sợ bị mất mát nên cố gắng tìm cách cất giữ do đó luôn sống trong lo âu và sợ hãi. Nhưng khi tham muốn không được như ý thì sanh tâm tức giận, phiền não trách móc đủ thứ dẫn đến không làm chủ bản thân, nên hành động xấu ác, mắng chửi đánh đập, tìm cách mưu hại người làm trái ý mình, cuối cùng mang họa vào thân. Thế giới ngày nay sở dĩ lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao tàn sát lẫn nhau là bởi do nhân trộm cướp và giết hại mà ra. Chiếm đoạt tài nguyên để đem về phục vụ người của mình, chiếm không được thì tìm cách sát phạt triệt tiêu bằng nhiều hình thức, cuối cùng gây thù chuốc oán không có ngày thôi dứt.
Bởi ngu si chấp ngã thấy thân này là thật ta nên muốn sự vật phải theo ý mình, nhưng chúng ta không hiểu tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này xảy ra theo luật nhân duyên và nhân quả. Đủ nhân và duyên thì cho ra kết quả, còn thiếu nhân và duyên thì quả không thể trổ. Hiện nay đa số người nghèo vì khó khăn túng thiếu nên mong muốn được giàu có mà ham mua vé số, đánh đề, cờ bạc để mong được làm giàu, nhưng rốt cuộc nghèo lại càng nghèo thêm, vì giàu đâu chẳng thấy chỉ thấy nợ nần càng thêm chồng chất. Cuối cùng túng quẫn làm chuyện không tốt, nên rơi vào cảnh tan nhà nát cửa rồi dẫn đến tù tội. Hiện tại nghèo khó là do nhiều đời trước không biết gieo nhân bố thí cúng dường, hoặc không giúp đỡ chia sẻ khi gặp người thiếu thốn, khó khăn bất hạnh. Chúng ta không gieo nhân giàu có, mà muốn được nhiều tiền của là chuyện không thể có được trong hiện tại và mai sau.
Nhưng tại sao có nhiều người đang nghèo khổ túng thiếu, vẫn trúng số độc đắc và trở nên giàu có, vậy có phải là do thần linh thượng đế ban cho hay không? Theo luật nhân quả hiện tại ai giàu có là do nhiều đời trước đã từng gieo trồng phước đức như bố thí cúng dường, hoặc giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Quả tốt và xấu chúng ta đã gieo, dù trăm kiếp nghìn đời vẫn không bao giờ bị mất, khi hội đủ điều kiện sẽ cho ra kết quả tùy theo duyên đến sớm hay muộn mà thôi. Ai, đời này làm gì cũng được như ý muốn hết ít bị thất bại, là do nhân tốt của quá khứ chiêu cảm khi hội đủ nhân duyên.
Đời sống của chúng ta là một dòng luân hồi vô tận, không phải chết là hết mà nó chỉ thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân tốt xấu của mình. Sự thay hình đổi dạng này nó diễn ra liên tục chằng chịt từ quá khứ và sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai. Tham sân si được xem là ba thứ phiền não lớn nhất của một con người, vì vậy chúng ta cần phải tu tập để chuyển hóa thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Rắn độc chỉ cắn chết một thân này, tham sân si làm cho con người mãi chịu trầm luân trong biển khổ sông mê không có ngày thôi dứt.
Đây quả thật là ứng với lời người xưa để lại: Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù không đội trời chung. Chúng tôi kính cẩn khuyên nhủ mọi người hãy nên chính chắn suy tư quán chiếu, để thấy rõ sự tác hại của tham sân si mà cố gắng tu tập nhằm chuyển hóa khổ đau bất hạnh, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Thích Đạt Ma Phổ Giác