Người dân Bhutan nghĩ về cái chết mỗi ngày, đối mặt với nó một cách bình thản và nhờ đó, họ luôn tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống trước khi tới gặp tử thần.
Những nơi, như là con người, có một cách để làm cho chúng ta bất ngờ cũng như mở những cánh cửa không bị đè nặng vì những tri kiến. Quốc gia trên triền Himalaya được xem là quốc gia theo đuổi chính sách tổng giá trị hạnh phúc; đây là mảnh đất nơi hạnh phúc được ủng hộ và và đau khổ không có lối bước vào. Trong một nghiên cứu của Đại học Kentucky, Mỹ do hai giáo sư tâm lý tên Nathan DeWall và Roy Baumesiter cùng hàng chục sinh viên thực hiện, họ nhận thấy sự kỳ diệu trong suy nghĩ về cái chết ở người dân nơi đây.
Với những người thường xuyên nghĩ tới tử thần, họ sẽ bình thản hơn khi đối mặt với cái chết và coi nó như một phần của cuộc sống, dù có thích hay không. Từ đó, suy nghĩ của họ theo chiều hướng tích cực để tận hưởng cuộc sống hơn. Một trong số đó chính là "niềm vui".
Linda Leaming, tác giả của quyển sách rất hay là "Cách đưa đến hạnh phúc: Điều mà tôi đã học ở Bhutan về cách sống, yêu thương và tỉnh thức, cũng cho biết về điều này "Tôi nhận ra rằng suy nghĩ về cái chết không hề làm tôi cảm thấy trầm cảm. Lời khuyên chân thành của tôi là hãy đi đến đó đi. Nghĩ về những gì không thể suy nghĩ được, những gì làm bạn sợ hãi thì hãy nghĩ về nó nhiều lần trong ngày."
Không như nhiều người trong chúng ta ở phương Tây, người Bhutan không hề cô lập cái chết. Chết và các hình cảnh về chết hiện diện khắp mọi nơi, đặc biệt là trong những biểu tượng Phật giáo bạn sẽ thấy những hình ảnh mô tả đầy màu sắc và khủng khiếp. Không có ai, ngay cả trẻ em sợ những hình ảnh này hay những điệu múa về cái chết.
Nghi lễ giúp giảm đau buồn và với người Bhutan đó là một hoạt động rất lớn cộng đồng. Sau khi một ai đó chết, sẽ có khoảng thời gian tưởng niệm trong 49 ngày với rất nhiều nghi lễ được dàn xếp cẩn thận. Điều này tốt hơn những loại thuốc chữa trầm cảm" Tshewang Dendup, một nam diễn viên Bhutan cho tôi biết. Người Bhutan có thể cảm thấy cô lập trong thời gian này. Họ không phải vậy. Họ đang tưởng niệm thông qua nghi lễ.
Tại sao lại có một thái độ khác lạ như vậy với vấn đề chết? Một lý do mà người Bhutannghĩ về cái chết thường xuyên vì nó luôn gần bên họ. Với một quốc gia nhỏ bé như vậy lại có rất nhiều các chết. Bạn có thể gặp thần chết trên những con đường quanh co hay những con đường nguy hiểm. Bạn có thể bị đánh chết bởi một con gấu, ăn phải nấm độc hay chết vì tiếp xúc một thứ gì đó.
Một sự lý giải khác là vì quốc gia này tin vào Phật giáo, đặc biệt là luân hồi. Nếu bạn biết bạn sẽ có một đời sống khác thì bạn sẽ không còn sợ về cái chết ở kiếp này. Như các Phật tử thường nói, bạn không nên sợ chết hơn việc sợ phải bỏ đi những loại áo quần cũ.
Điều này có nghĩa là người Bhutan không biết sợ hay biết buồn. Hiển nhiên là họ biết. Tuy nhiên, Leaming cho tôi biết họ không trốn chạy những cảm xúc này "Chúng ta ở phương tây muốn sửa nó nếu chúng ta buồn. Chúng ta sợ buồn. Đó là một điều gì chúng ta có thể vượt qua nhờ thuốc. Ở Bhutan, đó là sự chấp nhận. Đó là một phần trong cuộc sống."
Cuộc sống ở Bhutan xoay quanh hai nền tảng cơ bản: hòa thuận với thiên nhiên và đời sống thấm nhuần triết lý Phật giáo.
Tài nguyên thiên nhiên trù phú dư sức đem về cho Bhutan một cuộc sống tiện nghi. Song quốc gia này kiên quyết sống xanh và bảo tồn hệ sinh thái của mình, tập trung vào chỉ số hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như hầu hết các nước khác.
Lối sống thanh bình ở đây được ảnh hưởng sâu sắc bởi những triết lý Phật giáo, tôn giáo được hơn 2/3 dân số Bhutan tin theo. Triết lý “vô thường” của Phật giáo trở nên quen thuộc với nếp sống của người dân, lý giải vì sao con người ở đây không xem cái chết là điềm gở, nỗi buồn hay sự sợ hãi. Nếu nghĩ đến nhiều đến một sự việc, tâm trí ta sẽ quen dần với ý nghĩ đó. Cái chết cũng vậy. Đời người kéo dài 60 năm, 80 năm hay dừng lại ngay ngày mai khi tai nạn, bệnh tật hay bất trắc có thể đến bất kỳ lúc nào, không ai lường trước được. Nhận thức được đời sống hữu hạn như thế, liệu lòng người còn nuôi những oán giận, bon chen để giành về của cải vật chất mà khi chết ta không thể mang theo?
Tài sản, danh vị, chức tước gần như vô nghĩa khi đứng trước ngưỡng cửa tử. Gần như đến cuối đời, ta mới nhận thấy tranh quyền đoạt vị chỉ làm ta kiệt sức, còn những giá trị ý nghĩa cuộc đời đã nhiều lần bị lãng quên. “Ta lo làm giàu mà quên tu tâm, dưỡng tinh thần. Càng tiện nghi thì ta càng lao tâm lao lực để được tiện nghi hơn nữa. Thêm vào đó là lòng tham muốn tranh đua để thỏa mãn, khiến cơ thể trở nên mất quân bình, phá hoại cơ quan thần kinh. Khi bệnh nhẹ ta không để ý, đến khi phát nặng thì ta mới hoảng hốt chữa trị rồi coi đó là số mạng thì đã trễ”. Song liệu ta có đủ tỉnh táo để dứt mình ra khỏi vòng xoáy ấy không?
Thanh Tâm