Một thế giới thuần chay có thể giảm 9.6 tỷ tấn lượng khí thải CO2 mỗi năm

Thứ tư, 16/10/2019, 11:21 GMT+7

    Tầm quan trọng của chế độ ăn chay và thuần chay đối với hành tinh của chúng ta đã được thảo luận rất nhiều năm gần đây. Nhưng nghiên cứu mới đây nhất đã đưa ra những lợi ích lớn lao mà chế độ ăn thuần chay đem lại, cũng như các nguy cơ đáng báo động về sức khỏe của người tiêu thụ thịt động vật.

    Mới đây, dựa trên nguồn dữ liệu thống kê về lượng tiêu thụ sản phẩm động vật, thương mại, việc làm, kinh tế, sức khỏe hàng năm của Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu và phần còn lại của thế giới, các nhà nghiên cứu của báo cáo “Tác động của lối sống thuần chay” đã khẳng định lợi ích to lớn của các món ăn được chế biến từ thực vật đối với sức khỏe con người nói riêng và hành tinh của chúng ta nói chung.

 

    Báo cáo cho thấy rằng nếu 100% dân số ăn thịt động vật chuyển sang chế độ ăn uống thực vật, thì lượng khí thải carbon dioxide (CO2) sẽ giảm tới 70%. Cụ thể, trong năm 2018, lượng khí thải nhà kính được tạo ra do quá trình sản xuất thực phẩm lên đến 13.7 tỷ tấn CO2. Nếu thế giới chuyển sang chế độ thuần chay thì sẽ cắt giảm được 4.110.000.000 tỷ tấn khí thải CO2. Bên cạnh đó, dân số thuần chay sẽ chỉ cần 540 triệu hecta đất cho nông nghiệp thay vì 1.5 tỷ hecta trng năm 2018 (trong tổng số 13,4 tỷ hecta diện tích đất thế giới).

   Nói về lợi ích sức khỏe, báo cáo chỉ ra rằng nếu người dân nước Anh chuyển sang chế độ ăn uống thuần chay, mỗi năm sẽ chỉ có khoảng 22.861 người chết vì các bệnh liên quan tim mạch và huyết áp, thay vì con số hàng năm lên đến 129.544. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh: với một cộng đồng thuần chay thì số người mắc các bệnh ung thư liên quan đến thịt đỏ hoặc thịt chế biến từ công nghiệp sẽ giảm 8.800 ca mỗi năm.

    Từ lâu, chế độ thuần chay nói riêng và ăn chay nói chung đã được chứng minh giúp làm giảm các nguy cơ mắc bệnh mãn tính liên quan đến chất béo bão hòa và cholesterol. Theo đó, hai chế độ này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, các hợp chất thực vật lành mạnh và một lượng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

    Vậy đâu sẽ là giải pháp cho người chưa thể hoàn toàn từ bỏ việc ăn mặn? Có lẽ, chúng ta không cần nhất thiết chuyển sang chế độ chay thuần hay ăn chay ngay lập tức, mà có thể bắt đầu đan xen món ăn chay – mặn trong một tuần, đồng thời hạn chế việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật. Hãy nỗ lực duy trì thực đơn đã đề ra. Không chỉ gìn giữ sức khỏe, sự cố gắng thay đổi này của mỗi người đang mang lại cho môi trường và cả hành tinh một sức sống mới. Từng hành động nhỏ của mỗi người sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi lớn.

    Sự khác biệt giữa ăn chay và thuần chay:

    Người ăn chay và người thuần chay đều không ăn các sản phẩm từ động vật nhưng hai chế độ này khác nhau ở mức độ tiếp nhận các sản phẩm ấy.

    – Chế độ thuần chay (chế độ ăn chay nghiêm ngặt nhất) được Hiệp hội Thuần chay định nghĩa là một lối sống nhằm loại bỏ tất cả các hình thức bóc lột và đối xử tàn bạo với động vật càng nhiều càng tốt: loại trừ thịt động vật, sữa, trứng, các thành phần có nguồn gốc động vật (bao gồm gelatin, mật ong, carmine, pepsin, shellac, albumin, váng sữa, casein và một số dạng vitamin D3), không sử dụng quần áo, mỹ phẩm,… được làm từ động vật. Bên cạnh đó, người ăn chay thuần tin rằng con người không có quyền sử dụng động vật vào các hoạt động khoa hoc, giải trí, lương thực, quần áo.– Chế độ ăn chay: (vẫn cân nhắc việc) tiêu thụ các sản phẩm động vật như sữa và trứng, miễn là chúng được nuôi trong điều kiện đầy đủ.**Lưu ý: chế độ thuần chay có thể tốt hơn ăn chay trong việc kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, nếu không được lên kế hoạch và tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe, nó cũng có thể gây ra thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Thực hiện: Huyền My Trương

Ý kiến của bạn