Mẹ ơi, chết là có sư Thầy cầu Siêu là được lên Thiên đàng hả mẹ?

Chủ nhật, 30/09/2018, 21:43 GMT+7
42465297_2165835337074557_226097558181642240_n        

          Một nhà nọ có ba đứa bé chết, gia đình thỉnh quý thầy đến tụng Kinh làm đủ thứ lễ nghi thức, rồi cho rằng người chết sẽ được siêu thoát lên thiên đàng.

          - Đứa con hỏi mẹ: mẹ ơi, ba chết cầu siêu được lên thiên đàng hả mẹ.

          - Mẹ: đúng rồi con, quý Thầy nói làm tất cả các lễ ba con sẽ lên cõi trên.

          - Đứa con: Vậy sao này mẹ chết con cũng đi đến chùa thỉnh quý Thầy làm lễ như vậy, để mẹ được lên thiên đàng và sao này con chết cũng làm vậy. Vậy là sướng quá, không cần phải tu nhờ quý Thầy tụng Kinh cũng được lên cõi trời, sướng ơi là sướng.

          - Mẹ: đúng rồi đó con.

          Qua câu truyện trên cho ta thấy, việc cầu siêu hay hộ niệm niệm Phật mà cho rằng sanh về cõi lành, cõi Cực Lạc, Thiên đàng v.v... là việc mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni không làm như thế. Khi còn mạnh khỏe sinh tiền ta không đi chùa, không nghe pháp, không tu hành, không công phu, ... gì cả, mà khi chết chỉ cần tụng vài biến Kinh, nghi thức này nọ là được lên cõi trên, chuyển đổi được nghiệp nhân quả hay sao?

          Một khi bạn gieo nhân xấu thì đương nhiên quả báo là xấu, không có người nào tu thay ta được, nếu tu thay thế cho ai được thì Phật Thích Ca Mâu Ni đã tu thay cho dòng tộc trong hoàng cung họ Thích rồi, đức Phật đâu có đi về hoàng cung mà hóa độ dùng lời mà thuyết pháp do dòng họ tộc Thích Ca đi xuất gia làm gì nữa. Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, không tu thay thế cho ai được, đó là câu châm ngôn từ xưa cho đến này.

          Nếu tụng Kinh mà siêu được thì cánh đàn ông không bao giờ mà tu, họ ăn chơi cho đã, sa đọa đạo đức,... chỉ cần cho bà vợ đi chùa để quen biết quý Thầy, khi ông chồng chết thỉnh Thầy đến nhà tụng Kinh là được siêu thoát, sướng quá đi chứ, vừa được ăn chơi, phạm đủ năm giới, làm ăn bất lương, hãm hại người khác,... mà khi chết bỏ ra vài chục triệu là được siêu thoát.

          Cầu siêu là phương tiện độ cho người sống biết đến Phật Pháp, thân cận chư Tăng, thường xuyên đến chùa tụng Kinh, lễ Phật, ngồi thiền, làm nhiều việc thiện - việc phước đức hồi hướng cho hương linh chứ không phải chú trọng độ cho người chết, Phật giáo không phải chỉ chú trọng cho người chết không đâu, mà Phật ra đời là vì chúng sanh độ cho người sống, cùng nhau xây dựng xã hội an lành, hạnh phúc, Niết Bàn, Cực Lạc tại thế gian này.

                                                                                                                                                    Nguồn: Sưu tầm

Ý kiến của bạn