Thiền có nghĩa là làm cho tâm trở nên an tĩnh nhằm tạo duyên cho trí huệ phát sinh, điều này đòi hỏi chúng ta phải tập luyện bằng thân và tâm nhằm thấy và biết các ấn tượng của giác quan là: "Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và Pháp". Nói tóm lại đó chỉ là vấn đề là hạnh phúc và khổ, buồn đau. Hạnh phúc là cảm giác thoải mái, vui vẻ trong tâm, khổ đau là cảm giác khó chịu trong tâm, Đức Phật dạy rằng hãy đoạn trừ cả cảm giác hạnh phúc và khổ đau ra khỏi tâm.
Việc tu hành giáo pháp là hết sức quan trọng, nếu chúng ta không tu tập, khi đó toàn bộ tri kiến của chúng ta chỉ là sự hiểu biết hời hợt, chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi, điều này cũng giống như thể chúng ta đang có loại trái cây chưa ăn, mặc dù đã cầm trái cây đó trên cây, nhưng chúng ta vẫn chưa thu được lợi ích từ nó, chỉ thông qua việc ăn thực sự thì chúng ta mới biết được hương vị của trái cây đó.
Đức Phật không khen những ai chỉ biết tin tưởng ở người khác, ngày khen những ai hiểu biết chính mình, giống như trái cây, nếu đã nếm qua nó, chúng ta không cần phải hỏi người khác rằng nó chua hay ngọt, các chướng ngại của chúng ta cũng biến mất. Tại sao chúng biến mất? Bởi chúng ta nhìn thấy chân tướng, người hiểu được pháp, cũng giống như nhận ra sự chua hay ngọt của trái cây, tất cả nghi ngoặc đều kết thúc.
Khi nói về pháp, mặc dù chúng ta có thể nói rất nhiều, nhưng thường thường có thể quy nó lại thành 4 điều, chúng ta đơn thuần chỉ biết khổ, biết nguyên nhân của khổ, biết sự chấm dứt khổ, và biết con đường tu tập để dẫn đến diệt khổ. Tất cả chỉ có vậy, tất cả những gì chúng ta trải nghiệm cho đến giờ trên con đường tu tập, gói gọn lại cũng nằm trong 4 điều này. Khi hiểu được chúng, các phiền não của chúng ta đều biến mất. 4 điều này được sinh ra từ đâu, chúng được sinh ra ngay bên trong thân và tâm chứ không nơi nào khác, thế thì tại sao Phật pháp lại quá rộng và quá nhiều đến thế, là vì để giải thích những điều này một cách tinh tế hơn, thấu đáo hơn để giúp chúng ta nhìn thấy chúng.
(Hơn cả an lạc)