/

Đức Đạt lai Lạt ma tại Harvard - Jeffery Hopkins

Thứ năm, 17/01/2019, 20:21 GMT+7

       

duc-dat-lai-lat-ma-tai-harvard

        Đức Đạt lai Lạt ma tại Harvard là một loạt bài thuyết giảng tại Đại Học Harvard do Viện nghiên cứu Phật học Hoa Kỳ (AIRS) và Trung tâm nghiên cứu các tôn giáo bảo trợ. Các bài thuyết giảng của Đức Đạt-lai-Lạt-ma, chủ yếu do giáo sư Robert Thurman sắp xếp, đã được thực hiện tại Giảng đường Emerson trong khuôn viên của Havard.

        Các bài thuyết giảng được trình bày trong suốt năm ngày với các buổi giảng khoảng chừng hai giờ vào các buổi sáng và buổi chiều. Sử dụng thể thức Bốn Thánh đế, Đức Đạt-lai-Lạt-ma miêu tả tình trạng của các chúng sinh bị kẹt trong vòng khổ ải vốn bị thúc đẩy bởi những hành động phản tác dụng được tạo ra trên sự hiểu lầm về bản chất của con người và của các hiện tượng khác. Vô minh là nguyên nhân căn bản của khổ đau.

        Ngài dẫn giải rõ ràng con đường thoát khỏi tình trạng ấy – động cơ thúc đẩy người ta thoát khỏi những thái độ không lành mạnh vỗn vẫn tiếp diễn không kiểm soát đươc, thúc đẩy sự thông hiểu cảnh ngộ khó khăn của chính mình dến sự thông hiểu cảnh ngộ khó khăn của những người khác, và thúc đẩy sự phát sinh tất yêu của lòng từ bi.

        Ngài đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển trí tuệ thâm nhập màn hiện hữu hư giả của các hiện tượng, đưa đến bản chất thực sự của chúng vốn được pha trộn với những chồng chất hư giả.

        Đức Đạt-lai-Lạt-ma đã nói rõ về truyền thống có hàng thế kỷ của việc nghiên cứu phật học bằng một tiếng nói kinh nghiệm – về sự thực hành các nguyên lý và kỹ thuật Phật giáo trong một thời kỳ rất khó khăn của sự mất quê hương. Bằng sự đau xót, Ngài nói về sự hành xử của những kẻ thù địch và yêu cầu cấp bách về lòng từ bi, sự nhẫn nại và bao dung.

        Theo sự bộc lộ của các bài thuyết giảng, hình ảnh Đức Đạt-lai-Lạt-ma đang nỗ lực mang lại hòa bình ở các bình diện cá nhân, gia đình, địa phương và quốc tế nổi rõ lên – một vị lãnh đạo đề nghị những kỹ thuật và khuyên dạy về những thái độ nhằm tích cực chuyển dổi mâu thuẫn sang hòa bình.

 

                                                                                                                        Jeffrey Hopkins – Đại học Virginia

 

                Mục lục:

        SÁNG THỨ HAI

        Thái độ phân tích của phật giáo

        CHIỀU THỨ HAI

        Tình trạng luân hồi

        SÁNG THỨ BA

        Tâm lý học về sự hiện hữu luân hồi

        CHIỀU THỨ BA

        Nói thêm về Ý thức và Nghiệp

        SÁNG THỨ TƯ

        Sự chấm dứt (Diệt) và Phật tính

        CHIỀU THỨ TƯ

        Những con đường (Đạo) và việc sử dụng hạnh phúc

        SÁNG THỨ NĂM

        Những kỹ thuật thiền định

        CHIỀU THỨ NĂM

        Lòng vị tha

        SÁNG THỨ SÁU

        Đánh giá kẻ thù

        CHIỀU THỨ SÁU

        Trí tuệ

 

        Thông tin tác giả:

        Đức Đạt-lai-Lạt-Ma (Tenzin Gyatso) sinh năm 1935 ở Amdo, Tây Tạng và được công nhận là truyền thừa đời thứ 14 của dòng Đạt lai Lạt Ma. Hiện nay ngài được cả thế giới biết đến như vị thầy tinh thần vĩ đại, nhà hoạt động vì hòa bình không biết mệt mỏi và một con người có năng lực thiên bẩm trong việc truyền tải những chân lý vĩ đại cho tất cả mọi người bằng cách tiếp cận vô cùng dễ hiểu.

 

duc-dat-lai-lat-ma-tai-harvard-2

 

        Jeffrey Hopkins là Phó giáo sư của Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Bắc truyền đồng thời là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Virginia. Ông là tác giả, dịch giả nổi tiếng của 10 cuốn sách về Phật giáo Tây Tạng.

       -----> Đọc online tại đây

       -----> Mượn sách: xin liên hệ Văn phòng chùa Bửu Đà - Phòng Thư Viện

Ý kiến của bạn