Đạo Phật không dành cho người giàu, đạo Phật dành cho người có tâm

Thứ tư, 22/04/2020, 08:18 GMT+7

ĐẠO PHẬT KHÔNG DÀNH CHO ĐẠI GIA, KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI GIÀU

ĐẠO PHẬT DÀNH CHO NGƯỜI CÓ LÒNG, CÓ TÂM, CÓ TRÍ, CÓ TÌNH

2_1

     Nhiều người mặc cảm nói : “Con nghèo quá làm sao con bố thí “, hiểu như vậy là chết rồi. Pháp bố thí không phải dành cho người giàu mà nó dành cho người có lòng, giàu mà không có lòng thì cũng vứt đi, còn nghèo mà có lòng thì cũng ok. Mình nghèo mà mình có lòng có trái chuối, củ khoai, trái cà, trái ớt cũng sẵn lòng chia sẻ.

     Có ông phóng viên người Mỹ (người Anh), ông qua bên Nepal ông học được một bài học lớn về Phật giáo, ông thấy một bà lão ăn mày đói rã rời từ sáng tới trưa có người liệng cho bà một khúc bánh mì bà mừng quá, bà vừa cầm lên cắn được 2 miếng thì có con chó ở đâu nó chạy tới, bà bèn dứt khoát bẻ đôi liệng cho con chó một nửa, ông này ổng khoái quá ông lại hỏi bà, thì bà trả lời : “Nó đói tôi cũng đói thì tại sao tôi lại ăn một mình, phải chia cho 2 đứa cùng đói chứ“. Bà trả lời như một cái máy không suy tư gì hết. Trong suy tư của bà này không hề có sự phân biệt, không có ranh giới nào giữa người với thú trong nhu cầu vật chất. Người như vậy mới gọi là người sống hạnh bố thí. Chứ đừng nói là tôi nghèo quá tôi không có gì bố thí là nói tào lao.

93390577_600909064101376_6099858367918899200_n

     Đạo Phật không dành cho đại gia, đạo Phật không dành cho người giàu, mà đạo Phật dành cho người có lòng, có tâm, có trí, có tình.

     Hôm trước tôi có giảng, mình cho người ta, rồi coi họ không ra gì, nghĩ họ là kẻ thọ ơn, còn mình là người ban phát. Dầu đó là con chó, nhưng mình phải nhớ, kiếp này nó là chó nhưng kiếp trước nó cũng là người như mình, mình không có lý do nào mà coi thường ai hết, nhờ có nó mình mới có được công đức, thay vì mình coi thường người nhận, tại sao mình không nghĩ nhờ có kẻ nhận mình mới có thể là người cho, không có kẻ nhận thì làm sao có người cho, làm sao có công đức, như vậy mình lấy cái lý gì coi thường họ, phải nghĩ như vậy.

     Đời này kiếp này họ xoè tay nhận, chứ đời xưa kiếp trước có chắc gì mình bằng họ. Chưa kể bây giờ họ mang thân chó, thân heo, thân người cùng đinh khố rách áo ôm, nhưng nhằm lúc kiếp của họ hưởng quả xấu, chứ còn công đức tu hành của họ chắc gì thua mình. Bố thí một cách trân trọng, đời đời sanh ra ngoài chuyện giàu có, còn có thêm kẻ hầu người hạ, đi đâu cũng có ba quân tướng sĩ nâng áo, nâng đuôi lân phía sau, là bởi vì mình bố thí một cách trân trọng cho nên mình cũng sẽ được thiên hạ trân trọng lại. Chuyện này rất khoa học nhân nào quả nấy.

     Sư Toại Khanh (chép lại bài giảng của Sư)

     Nguồn fb. Sâm Phát Võ

Ý kiến của bạn