Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. Dường như trong dân gian thì quan niệm này đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng liệu ta nên tin hoàn hoàn vào quan niệm này, liệu có nên kiêng kỵ ngày xấu hay không?
Nguồn gốc của những kiêng kỵ ngày xấu
Trong dân gian, có ngày Nguyệt đoạn. Đây là ngày mà có tổng các số bằng bằng “5”. Ví dụ ngày 5, 14, 23, 30. Đây là những ngày “nửa đời nửa đoạn”, làm cái gì cũng nửa vời, không tròn vẹn. Bởi thế những chuyện như xuất hành, hôn sự, cúng tế… đều tránh thời gian này.
Bên cạnh đó, như tiêu đề còn là ngày 7 và ngày 3 là những ngày “Tam nương sát”. Là thời điểm mà trên trời cử ba cô gái (Tam nương) xuống để thử thách con người. Nếu ai gặp phải những này thì không sớm cũng muộn sẽ mê muội, u mê trong nhục dục, cờ bạc…
Trong quan niệm của dân gian, những ngày kết thúc bằng số lẻ dễ mang niềm xui xẻo hơn là ngày chẵn. Có lẽ điều này một phần từ việc số lẻ hướng về cõi âm nhiều hơn. Như việc cúng, thắp hương cho tổ tiên, người đã khuất luôn phải là số lẻ (3, 5, 7…). Một phần khác chính bởi số lẻ nó thường không đi theo cặp, mang ý nghĩa sự cô độc, lẻ loi một mình.
Có nên tin hoàn toàn vào kiêng kỵ ngày xấu hay không?
Quan niệm chung, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Chính điều này đã dẫn đến việc, dù cảm thấy rằng không có cơ sở thực tế. Nhưng người ta vẫn thực hành việc kiêng kỵ, né tránh trong một vài ngày trong tháng. Điều này xét về một mặt nào đó, sẽ đem đến sự cẩn trọng, đề phòng trong công việc lẫn đời sống, từ đó mà né tránh được những rủi ro không đáng có.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không thực sự tốt đẹp cho lắm. Bởi, mọi việc diễn ra trong cõi đời này đều là kết quả của một chuỗi tác động và theo quy luật nhân quả. Và nếu nhìn rộng hơn, kết quả ấy cũng là một hành động trong một chuỗi lớn hơn. Cho nên, Phật tử cần phải nhận thức đúng đắn, có trí tuệ thông suốt để nhìn nhận sự việc. Không nên quá tin vào ngày xấu để có những hoài nghi, những dự cảm không tốt, dẫn đến lo âu.
> Xem thêm video: "Nguyên nhân của mê tín":
Minh Chính