Dưới đây là các biểu hiện của cơ thể khi bạn ăn nhiều thịt động vật hay các sản phẩm làm từ thịt động vật:
1 - Hay cảm thấy buồn ngủ
Protein được biết đến là sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian dài, vì thế bạn sẽ ngạc nhiên với phát hiện rằng chế độ ăn có hàm lượng protein cao sẽ làm bạn trì trệ.
Vì não của chúng ta chỉ có thể sử dụng glucose nên nguồn cungm năng lượng có thể bị chậm nếu bạn ăn nhiều protein, vốn được cơ thể tiêu hóa chậm. Càng ít năng lượng đến não đồng nghĩa với mức tập trung kém hơn. Do đó, nếu ăn nhiều đạm động vật bạn sẽ thấy uể oải và dễ buồn ngủ.
2 - Tóc và da bị ảnh hưởng
Nếu khẩu phần thịt trong bữa ăn của bạn quá lớn thì bạn có xu hướng bỏ qua các nhóm thực phẩm khác. Ví dụ như vitamin C hầu như không có mặt trong thịt động vật và nếu ăn nhiều thịt bạn sẽ bị thiếu vitamin C trong khi vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, một loại vitamin cần thiết cho cấu trúc của da, tóc, móng và xương.
Có thể khắc phục các bất ổn này bằng chế độ ăn ít thịt, giàu thực vật (nhất là các loại rau xanh).
3 - Thường xuyên bị cảm lạnh
Da không phải là cơ quan duy nhất bạn quan sát thấy bất ổn khi cơ thể thiếu vitamin C. Nếu bạn dễ bị cảm lạnh, bạn cũng cần lưu ý việc ăn uống của mình. Nếu theo chế độ ăn keto, bạn sẽ hầu như không ă trái cây - nguồn cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể.
Để bổ sung vitamin C, khắc phục việc thường xuyên bị cảm lạnh bạn có thể bớt ăn thịt, ăn thêm nhiều rau củ quả, đặc biệt là bông cải xanh và ớt chuông các loại.
4 - Dễ bị táo bón
Nếu bạn ăn nhiều thịt mà không ăn chất xơ (có trong rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt) bạn có thể sẽ bị táo bón và khó khăn khi đại tiện.
5 - Tim mạch có thể bị đe dọa
Lợi ích khác của chất xơ là giúp cơ thể hấp thu cholesterol, bảo vệ tim mạch. Nếu thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến công nghiệp thì càng phải bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn chất xơ khác.
Các loại thịt kể trên có hàm lượng chất béo bão hòa cao, làm tăng mức cholesterol xấu LDL và làm tăng nguy cơ gây các bệnh tim mạch.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên nên giới hạn các chất béo bão hòa ở mức từ 5 - 6% tổng lượng calori hấp thu vào cơ thể hay khoảng 13 calori trong chế độ ăn có tổng cộng 2.000 calori.
6 - Cơ thể phải “chiến đấu” với viêm nhiễm
Các chất béo bão hòa trong thịt động vật có thể thúc đẩy viêm nhiễm trong cơ thể, các nghiên cứu khẳng định. Trong thịt có rất ít các chất chống oxy hóa kháng viêm so với các loại thực phẩm khác.
Các chuyên gia khuyên nên có “chế độ ăn nhiều màu sắc” với khẩu phần rau củ quả nhiều hơn, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Bạn nên ăn ít nhất là 2 cốc rau củ quả vào bữa tối và bữa trưa, 1 cốc cho bữa sáng và ăn thêm vài khẩu phần trái cây như món ăn vặt.
7 - Dễ phát triển sỏi thận
Quá nhiều đạm sẽ gây hại cho thận. Đặc biệt protein động vật chứa nhiều hợp chất có tên là purine - chất này phân hủy thành uric acid và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Tuy đa số chúng ta không gặp vấn đề với quá trình phân hủy protein nhưng nên cẩn trọng nếu trong gia đình có người bị sỏi thận.
8 - Tăng cân
Cơ thể chúng ta dựa vào protein để tái xây dựng cơ nhưng hấp thu quá nhiều protein lại đem đến một tác dụng phụ không mong muốn là: Nếu bạn hấp thu nhiều đạm hơn mức cơ thể cần, bạn sẽ không trữ lại ở dạng protein mà là trữ dưới dạng mỡ.
9 - Nguy cơ ung thư có thể tăng lên
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng. Ăn nhiều thịt chế biến sẽ dễ bị ung thư dạ dày, ung thư ruột kết - theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.
Các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nhưng có thể là do các chất béo bão hòa trong thịt và khuyên nên thay thế thịt bò, thịt heo, thịt chế biến sẵn bằng chế độ ăn giàu thực vật, đặc biệt là cây họ đậu để cung cấp đạm tốt cho cơ thể.
Trần Trọng Hiếu
(theo Reader’s Digest)