Bộ tem Thangka bằng lụa năm 1969 của Bhutan

Thứ năm, 31/10/2024, 19:02 GMT+7

     Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình ở các vùng đất phía bắc Himalaya.

     Tranh thangka bắt đầu có từ Nepal vào thế kỷ 11 rồi lan truyền dần đến Tây Tạng, được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng cùng chư Bồ tát, thánh thần. Tranh Thangka cũng thường được gọi là 'tranh cuộn' vì tranh được cuộn lại để hành giả vác trên vai mà di hành.

     Đề tài phổ biến của tranh Thangka là Pháp luân cùng Đức Phật tọa thiền, cuộc đời Đức Phật, Dược Sư Phật…

     Mỗi loại Thangka thường mang một ý nghĩa khác nhau, giúp những điều ước trở thành hiện thực như hòa bình, sức khỏe, trường thọ, thịnh vượng, thành công hay may mắn.

449040064_122096922050383932_2880269269951077851_n

     Năm 1969 Bhutan phát hành một bộ gồm 5 tem và 1 s/s về tranh Thangka, mã Scott 105-105E, tem được in bằng kỹ thuật thạch bản (litho.) trên lụa:

+ Sc105 (15ch): Lạt-ma Je Tsongkhapa, thế kỷ 14, được xem là hiện thân của Đức Văn Thù Sư Lợi.

+ Sc105A (75ch): Chana Dorji tức Vajrapani, Kim Cương bồ tát.

+ Sc105B (2nu): Sangay Marmey-Dzey, vị Phật thứ sáu tức Đức Thích Ca Mâu Ni.

+ Sc105C (5nu): 3 vị đại tôn sư trong truyền thống Đại thừa.

+ Sc105D (6nu): bên trái là Đức Quán Âm, bên phải là Đức Văn Thù Sư Lợi ở giữa là 8 biểu tượng tốt lành.

+ Sc105E s/s gồm 3 tem 105A, 105C và 105D. 105E có cả loại có răng

Ý kiến của bạn