Bắc cực bốc cháy - thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu

Thứ ba, 09/06/2020, 15:49 GMT+7

     Sau thảm họa cháy rừng Amazon, có lẽ nhiều người không biết rằng, chúng ta đã phải đối mặt tiếp với khủng hoảng khi nạn cháy rừng lan đến khu vực tưởng chừng như không thể xâm phạm - Bắc Cực.

102833661_933317733763605_6269832866657413396_n

     Trong tháng 6/2019, có hơn 100 vụ cháy dữ dội trên những cánh rừng Taiga, các nhà khí hậu học và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận đây là vụ hỏa hoạn “chưa từng có” trong lịch sử. Thật khủng khiếp khi nhiệt độ vùng Siberia cao hơn đến 10 độ C so với mức trung bình trong gần 30 năm qua.

     Năm ngoái ở Alaska, 400 vụ cháy rừng đã bùng phát chỉ trong tháng 7. Nhiệt độ ở vùng đất cận cực này lên đến 32,2 độ C - phá vỡ kỷ lục từng được ghi nhận tại đây, trước đây cao nhất chỉ 30 độ C và với một vùng đất như Alaska tăng 1 độ C đã là một thảm họa thay đổi tất cả hệ sinh thái vốn có..

     "Thảm họa" cũng lan đến Greenland (Đan Mạch). Hòn đảo lớn nhất thế giới này đã mất gần 200 tỷ tấn băng chỉ trong tháng 7.

     Hỏa hoạn ở Bắc Cực sẽ gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu bởi ngoài việc góp phần làm tăng nhiệt độ, nước biển dâng do băng tan, các vụ cháy ở Bắc Cực còn "xả" vào môi trường lượng CO2 cực lớn.

     Chỉ trong 2 tháng, các vụ cháy ở vành đai Bắc Cực đã thải ra tổng cộng 100 TỶ TẤN CO2 vào khí quyển, gần bằng với lượng CO2 thải ra của nước Bỉ trong cả năm 2017.

     Nếu Bắc Cực cứ tiếp tục cháy thế này thì những nỗ lực toàn cầu để cắt giảm khí thải có thể trở nên vô ích!

     Đến Bắc Cực còn cháy rừng liên miên thì liệu các khu vực nhiệt đới sẽ chịu được bao lâu nếu chúng ta cứ khiến Trái Đất nóng lên?

Credit: Green Beli - Believe in a Green Earth

Ý kiến của bạn