Xin đừng bóp méo lý tưởng xuất gia

Thứ hai, 21/10/2019, 07:22 GMT+7

    Đạo Phật là hướng đi, là lẽ sống để chúng tôi thực hành vô thường, vô ngã, vị tha. Nhờ vậy mà đời sống đạo đức được thăng hoa, lợi lạc, khổ đau được phần nào giảm bớt.

    Bạn sẽ không thể nào hiểu hết cái cảm giác hạnh phúc của một bác sĩ khi nỗ lực cứu sống một mạng người, cái cảm giác của một kỹ sư khi từ xa đứng nhìn một công trình do chính tay mình đóng góp, cái cảm giác của một ông giáo già khi hay tin cậu học trò đỗ đạt thành danh, cũng vậy bạn sẽ không thể nào hiểu hết được cái cảm giác xúc động thiêng liêng khi lần cuối cùng lạy biệt cha mẹ để lên đường xuất gia nhập đạo - phụng sự cuộc đời.

    Nó đều là những mảnh ghép muôn màu để tạo nên bức tranh sống động của cuộc sống, của tình người mà ai trong chúng ta cũng đều nên trân trọng.

    Chúng tôi rất hiểu, hiểu là vì bạn đã không hiểu hết những cảm giác thiêng liêng ấy, nên đã vô tình làm tổn thương những giá trị đạo đức căn bản của một con người.

    Chúng tôi biết, biết là bạn chưa một lần được sống trên hình tướng của một người xuất gia, chưa một lần phải đối diện với cảm giác khi phải cố gắng khép mình trong khuôn khổ, phải chiến đấu với những bản năng thường tình của một chúng sinh.

Ở đạo Phật, chúng tôi luôn được dạy về bài học yêu thương, tập thương cả những người không thương mình, vì thế chúng tôi không hề ghét bạn, mà chỉ sợ là mình không còn đủ tình thương và lòng bao dung để tiếp tục thương được bạn, thương cho những ai luôn có cái nhìn thành kiến như bạn. Ảnh: Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ

Ở đạo Phật, chúng tôi luôn được dạy về bài học yêu thương, tập thương cả những người không thương mình, vì thế chúng tôi không hề ghét bạn, mà chỉ sợ là mình không còn đủ tình thương và lòng bao dung để tiếp tục thương được bạn, thương cho những ai luôn có cái nhìn thành kiến như bạn. Ảnh: Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ

    Nếu bạn hiểu, thì chắc bạn sẽ thương nhiều hơn là ghét, thương như thương chính mình đã từng ở những lúc yếu mềm, vụng dại và phàm phu.

    Ở đạo Phật, chúng tôi luôn được dạy về bài học yêu thương, tập thương cả những người không thương mình, vì thế chúng tôi không hề ghét bạn, mà chỉ sợ là mình không còn đủ tình thương để tiếp tục thương được bạn, thương cho những ai luôn có cái nhìn thành kiến như bạn.

    Chúng tôi luôn trân trọng những giá trị của sự cố gắng, như bạn đã từng lý tưởng, từng cố gắng để được xã hội thừa nhận là một người tri thức vậy; nhưng nếu cho mình cái quyền phủ nhận những giá trị cố gắng và lý tưởng sống của người khác thì đó lại là một cái nhìn phụ bạc.

    Xã hội thì đâu chỉ có sắc đẹp, công danh, địa vị, tiền tài, mà nó còn là văn hoá, giáo dục, đạo đức, phẩm hạnh để mỗi người đều có quyền tham gia đóng góp. Thì người xuất gia chúng tôi cũng đều là những con người đang đóng góp những vai trò nhất định cho xã hội. Nói đến đây chắc bạn sẽ nghĩ là tôn giáo, nhưng không chúng tôi chẳng phải là những người đi theo tôn giáo như trong quan niệm mà bạn đã được học, mà chúng tôi là những người chấp nhận rời bỏ đời sống gia đình cá nhân để có thêm thời gian dành trọn tâm huyết và lý tưởng đời mình cho mục đích phụng sự nhân sinh. Bạn bảo, vậy phụng sự cái gì, thì tôi chỉ muốn trả lời là khi nào có bệnh thì bạn sẽ chủ động đi tìm bác sĩ.

Sư Giác Minh Luật hướng dẫn các bệnh nhân thực tập thiền tại trung tâm bảo trợ xã hội.

Sư Giác Minh Luật hướng dẫn các bệnh nhân thực tập thiền tại trung tâm bảo trợ xã hội.

    Vậy cớ sao, có những điều đáng được ca ngợi, được trân trọng cho những sự hy sinh đáng quý ấy, như chuyện một cậu thanh niên lên đường nhập ngũ vì lý tưởng quê hương, một nhà khoa học chấp nhận khép mình trong phòng kín nhiều năm liền để mang đến những phát minh cho nhân loại, thì người xuất gia cũng là người chấp nhận đặt cuộc đời mình vào một đời sống khó khăn hơn khi chấp nhận dừng lại những nhu cầu hưởng thụ mà bạn đang thừa hưởng để dành trọn thời gian, tâm lực của đời mình để chăm lo đời sống đạo đức tinh thần, giúp người nhận chân ra khổ đau của kiếp sống nhân sinh trong tiến trình nhân-quả, nhân-duyên như một sự an ủi tinh thần mà hướng con người đến đời sống thiện lành, đạo đức, cao hơn nữa mà có nói ra đây chắc bạn cũng không hiểu, thì cớ sao lại xem thường, dè bỉu. Người ta có quyền lên án cái ác, nhưng nếu lên án cái thiện thì đó là một tội ác.

    Cũng thưa thêm rằng, chẳng ai đi xuất gia chỉ để mong được người khác xưng bằng “thầy”, mà đó chỉ là những văn hoá ứng xử căn bản của loài người, nếu đi ngược lại thì tự mình đánh mất đi giá trị của chính mình thôi, chứ chẳng ai cần điều đó. Nó như cảm giác một ngày đẹp trời khi bạn bước vào lớp mà học trò kêu bạn bằng “thằng” vậy.

Đạo Phật là hướng đi, là lẽ sống để chúng tôi thực hành vô thường, vô ngã, vị tha. Nhờ vậy mà đời sống đạo đức được thăng hoa, lợi lạc, khổ đau được phần nào giảm bớt.

Đạo Phật là hướng đi, là lẽ sống để chúng tôi thực hành vô thường, vô ngã, vị tha. Nhờ vậy mà đời sống đạo đức được thăng hoa, lợi lạc, khổ đau được phần nào giảm bớt.

    Vì vậy, có những lý tưởng, những giá trị đạo đức căn bản mà đòi hỏi chúng ta đều nên giữ gìn và trân trọng, còn nếu không thì chỉ tự mình đánh mất đi sự trân trọng trong mắt người khác.

    Đạo Phật là hướng đi, là lẽ sống để chúng tôi thực hành vô thường, vô ngã, vị tha. Nhờ vậy mà đời sống đạo đức được thăng hoa, lợi lạc, khổ đau được phần nào giảm bớt. Chứ chẳng phải là một hình thức tôn giáo để bạn đứng ngoài nhìn vào mà tự cho mình cái quyền phán xét, học thuyết với giáo điều khô khan, trống rỗng mà bạn đang cố gắng đánh đồng - quan niệm đạo Phật trong mắt chúng tôi khác với bạn nhiều lắm, vì chúng tôi có sự thực hành còn bạn thì không.

    Cho nên cũng bởi nhờ sự vị tha đáng quý của đạo Phật, mà trải qua bao sóng gió thăng trầm mà nó vẫn bình yên và đứng vững trong lòng người trước những thịnh suy, có khi còn được thêm kính quý trước những giá trị đạo đức cao thượng ấy.

    Tóm lại, đừng vội vàng bóp méo lý tưởng xuất gia, khi miệng còn hôi mùi bia rượu, làm như vậy, mai này nhìn lại; hối hận lắm thay.

Sư Giác Minh Luật

Ý kiến của bạn