Việc cúng 49 ngày cho người quá vãng có ý nghĩa gì?

Thứ bảy, 14/09/2019, 19:50 GMT+7

    Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện.

    Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người quá vãng

Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành.

Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành.

    Theo kinh Địa Tạng nói: Người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. Cũng chính theo lời dạy nầy, mà Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất.

    Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là "Đức chúng như hải", mà hương linh thác sanh về cảnh lành. Tuy nhiên, nếu luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì không phải chỉ trong 49 ngày thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “Từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành.

    Theo ý nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu cho ta và cho người mãi mãi thoát khỏi khổ đau để được an vui giải thoát, chớ không phải chỉ trong phạm vi 49 ngày thôi.

    Vì thế, sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.

    Và sau mỗi lần tụng kinh niệm Phật như thế, thì Phật tử cũng nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình, cũng như cho những vong hồn khác, rộng ra là cho cả pháp giới chúng sinh hữu tình vô tình đều trọn thành Phật đạo. Đây là thể hiện tấm lòng từ bi vị tha của người Phật tử, như thế, cũng rất là tốt đẹp vậy.

    49 ngày sau khi mất thân quyến nên làm gì cho người quá vãng?

Sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.

Sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.

    Thực hành theo Phật pháp

    - Điều căn bản và quan trọng nhất là gia đình nên y theo Phật pháp để giúp cho vong linh được siêu thoát.

    - Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.

    - Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội. Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sinh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sinh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

    - Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sinh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát.

    - Gia đình tiếp tục luân phiên niệm Phật và khai thị nhắc nhở hương linh, thì nhất định sẽ giúp người thân mình được giải thoát.

    -  Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. 

    - Trường hợp này, các thiện tri thức phải dùng những lời như sau đây mà khai thị cho hương linh: “Phật biết rằng thân của bậc tăng-già tên… tức là thân của Phật. Ngươi phải khởi ý tưởng rằng chỉ nương theo pháp, chứ không nương theo người. Mặc dù người tác pháp đó có lầm lỗi thế nào đi nữa, đều là do cái lỗi của ý thức chưa được trong sạch đó thôi. Tỷ như người soi gương, vì mặt mình không sạch, nên cái bóng trong gương cũng nhơ bẩn. Vậy thì biết chắc rằng sở dĩ kẻ tác pháp có sai lầm, đều do tâm niệm của ngươi chưa trong sạch vậy. Ngươi nên khởi tưởng như thế và phải hết lòng cung kính ái mộ, thì việc làm gì cũng đều biến thành Phật sự thanh tịnh và mình vẫn không mất lợi lạc”.

    - Gia quyến trước khi rước Pháp sư làm Phật sự, cũng nên đối trước bàn hương linh mà khai thị bảy phen như thế, thì dù trong khi làm Phật sự có đôi chút sai lầm, cũng vẫn được.

    Cách làm việc phước thiện

Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích. Ảnh minh họa

Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích. Ảnh minh họa

    Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích.

    Kinh Vô thường đã nói: “Sau khi người thân mất, gia đình nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm 3 phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma và Tăng-già (Tam bảo). Nhờ đó mà người chết dù nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phước lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mặc cho người chết để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi gì. Chỉ nhờ những công đức làm việc phước báu nói trên, người chết dù đọa vào Ngạ quỉ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích”.

    Trong kinh Ưu-bà-tắc cũng có nói: “Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỉ, mà người con vì cha làm những việc phước đức, nên biết, người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sanh lên Trời thì người chết không còn nghĩ đến vật dụng trong cõi Người nữa. Vì sao? Vì ở cõi Trời, người ta đã được đầy đủ bảo vật thù thắng rồi. Nếu phải đọa vào địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, không được thảnh thơi để nhớ nghĩ luyến tiếc mọi vật, vậy nên không được hưởng thọ. Kẻ đọa vào súc sanh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong ngạ quỉ người chết có thể liền được hưởng thọ lợi ích, thì biết vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn xẻn, cho nên phải đọa vào ngạ quỉ. Khi đã làm ngạ quỉ, họ thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế họ được hưởng lợi ích”.

    Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỉ thú, còn đối với công phu làm việc phước thiện, thật không luống uổng, vì không những kẻ chết, mà người sống hiện tại cũng chung phần được hưởng. Như trong kinh nói: “Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào ác đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong ngạ quỉ, nếu người sống có làm việc phước đức, tức thì họ cũng đều được lợi ích. Vì thế, người có trí, nên vì ngạ quỉ mà siêng năng làm việc công đức”.

    Lưu ý rằng khi lấy di sản của kẻ chết làm việc phước đức, trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính tình có bỏn xẻn không. Điều này rất quan trọng, vì khi thấy gia đình người thân đem di sản của mình ra làm Phật sự hay bố thí, thấy vật dụng đó bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, người chết liền sanh lòng giận hờn, tiếc nuối, rồi khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo.

    Cho nên thiện tri thức hoặc người thân gia đình phải khai thị cho người chết những lời như sau đây “Ông/bà tên… Nay ta vì ông/bà mà đem di sản của ông/bà làm Phật sự hay bố thí. Làm như thế, tức là lấy của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, ông/bà sẽ được siêu sanh Tịnh độ, thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Ông/bà phải chăm lòng thành kính niệm Phật A-di-đà, cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản, ông/bà cần phải rời bỏ, chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm mới được. Vì những thế tài (tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại, ông/bà cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ông/bà, chúng đã thành vô dụng, còn luyến tiếc làm gì?”.

    Cách sắp đặt cúng tế

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Ảnh minh họa

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Ảnh minh họa

    Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.

    Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết. Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.

    Bài viết sử dụng tài liệu từ Trợ Giúp Người Khi Lâm Chung - Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi cẩn biên

Thanh Tâm (Tổng hợp)

Ý kiến của bạn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet