Phát hiện enzyme vi khuẩn có thể phân huỷ chai nhựa chỉ trong vài tiếng

Thứ bảy, 11/04/2020, 15:32 GMT+7
Phát hiện enzyme vi khuẩn có thể phân huỷ chai nhựa chỉ trong vài tiếng
     Một nhóm các nhà khoa học đến từ công ty Carbios cho biết họ đã tạo ra một loại enzyme vi khuẩn đột biến với khả năng phân huỷ chai nhựa PET để thúc đẩy hoạt động tái chế. Điều đáng nói, quá trình này chỉ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ. Được biết, Carbios hiện cũng là đối tác của các nhãn hàng lớn như Pepsi hay L'Oreal trong việc phát triển công nghệ. Theo các thử nghiệm ban đầu, loại enzyme nói trên có thể phá vỡ khoảng 90% cấu trúc của chai nhựa PET chỉ trong vòng 10 tiếng. Trên thực tế, người ta lần đầu tiên phát hiện thấy enzyme hữu ích này nằm trong một đống lá ủ hồi năm 2012 nhưng gần như bị lãng quên cho đến tận bây giờ. Với những thành công bước đầu, các nhà nghiên cứu kỳ vọng công nghệ này có thể bắt đầu ứng dụng cho mục đích thương mại từ năm 2021.

     PET là loại vật liệu bền, nhẹ, với khả năng chống thấm nước, thế nên hoàn toàn dễ hiểu khi nó thường được sử dụng để làm các thùng chứa cũng như chai lọ. Trong năm 2013, khoảng 56 triệu tấn PET được sản xuất, nhưng chỉ có khoảng ½ số đó được mang đi tái chế. Độ bền và khả năng chống nước - 2 đặc điểm này khiến PET được ưa chuộng bởi rất nhiều công ty trên thế giới, nhưng đó cũng là yếu tố khiến nó trở nên nguy hiểm cho môi trường. Mất một thời gian dài để phân hủy loại nhựa này, và vì vậy nó thường kết thúc vòng đời của mình trong các bãi chôn lấp hoặc các đại dương. Người cho rằng mất 450 năm để chai nhựa phân hủy, và mặc dù một số loại nhựa trải qua quá trình này nhanh hơn trong đại dương, ô nhiễm nghiêm trọng là hệ lụy không thể tránh khỏi.
 

     Theo: The Guardian

Ý kiến của bạn