Mua vật phóng sinh trước cửa chùa có đúng không?

Chủ nhật, 28/07/2019, 15:03 GMT+7

    Hỏi: Thưa quý thầy, con có vài thắc mắc về vấn đề nghiệp báo và phóng sinh. Con thường được giảng và kể cả các chùa cũng thường hay kêu gọi hùn phước phóng sinh vì đó là cách hoá giải nghiệp chướng.

Phóng sinh thế nào cho đúng, tránh tạo thêm nghiệp?

Phóng sinh thế nào cho đúng, tránh tạo thêm nghiệp?

    Nhưng khi chúng con phóng sinh đằng này thì người ta đã chặn sẵn lưới để bắt cá hoặc chim trở lại. Có thấy nói đó là nghiệp của các loại cứ bị bắt trở lại phóng sinh nhiều lần chúng thoát nạn, rồi mình cũng có phước giải nạn tiếp tục. Con cảm thấy giống hành xác các con vật quá, nhất là việc người ta tổ chức bán chim cá phóng sinh trước chùa rất ồn ào, ô nhiễm, mùi hôi thối bốc lên khá nhiều, gây bệnh cho người khác.

    Nếu con không phóng sanh mà dùng tiền để cúng chùa, làm việc từ thiện thì cái nào có lợi hơn và có phước hơn, giúp con giải được nghiệp quả. Con có đọc báo ở một số nơi tại nước ngoài, phóng sinh không đúng còn bị phạt, như họ phóng sinh vào vườn quốc gia, phóng sinh tôm hùm, cua huỳnh đế vào khu vực khác không phải nơi chúng sống vì gây phá huỷ môi trường, cân bằng sinh thái.

    Ở Việt Nam con chưa thấy và còn đọc có nơi họ thả cả rắn phóng sanh ra những nhà xung quanh. Vậy việc phóng sinh như vậy là có đúng không? Ai là người mới có thể đủ khả năng tổ chức phóng sinh. Con xin cảm ơn quý thầy.

    ĐÁP:

    Phóng sinh trong phạm vi tôn giáo Phật giáo, ở Việt Nam được xem như là một hạnh lành mà người Phật tử ai cũng có trách nhiệm phải thực hiện để cứu vớt muôn loài. Phóng sinh như là một chương trình sắp sẵn và bắt buộc người Phật tử ít nhiều đều có làm viện thiện nầy, không làm thì gọi là bất thiện. Phóng sinh trở thành đời sống văn hóa của người Phật tử Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn, sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Người Phật tử nên thường xuyên đi nghe quý Thầy thuyết pháp giảng kinh nói về công đức phóng sinh.

Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

    Hãng phim nhựa chiếu phim “Chim Phóng Sanh” 2 tập, do nhà văn Nguyễn Hồ viết kịch bản, nhà văn Nguyễn Phi Hùng viết kịch bản phân cảnh, do Trần Quang Đại đạo diễn. Phim đã từng làm mưa làm gió trong một thời gian từ năm 1997, 1998, vừa giúp cho tài tử Phạn Văn Chơn tật nguyền vừa đưa con người trở lại nếp sống có đạo đức nhân bản. Con người tôn trọng con người, con người có một nếp sống bình đẳng như nhau trong từng thế hệ, không phân biệt giàu nghèo, tôn trọng tri thức của từng con người, dù là tật nguyền hay lành lặn, giàu sang hay nghèo hèn, đều có tinh thần đạo đức như nhau.

    Ý nghĩa phóng sinh trong Phật giáo

    Phóng sanh theo nghĩa đen là phóng thích mạng sống, nghĩa bóng là giải thóat những các nghiệp, cứu lấy mạng sống của chúng sanh sắp bị cuớp. Thế nào gọi là phóng sinh? Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

    Luận Đại Trí độ dạy rằng:“Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.

    Tại sao phải phóng sanh? Nói một cách đơn giản, phóng sinh tức là cứu chuộc mạng sống. Chúng ta đã tạo sát nghiệp nặng nề từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ác nghiệp này có hình tướng thì cho đến cùng tận hư không cũng không dung chứa hết.” Chúng ta ngay trong kiếp này tạo nghiệp giết hại chúng sinh quả thật đã không thể tính đếm được, huống chi là đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp!

    Phóng sinh là hành động tha tội chết cho những loài sinh vật yếu hơn con người. Người đời thường hay hiếp đáp chúng sanh yếu hèn, hiếp đáp cho đến khi mình thấy mình hơn loài khác, dòng máu khác, những dòng giống khác với mình. Con người thương thì muốn thấy chúng sinh thấp hèn khác phải khiếp sợ trước mình, phải kêu la gào thét thảm thiết trước sức mạnh vô địch của mình, cuối cùng muốn các loài yếu hèn phải chết trước mắt mình một các thỏa mãn. Con người muốn có sự van xin của người khác, sự van xin một cách yếu ớt, cuối cùng chết trước bàn tay sát thủ của chính mình gây ra mới hả dạ.

    Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sanh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn (Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính).

    Xuất xứ phóng sinh

    Phóng sinh là một hành động và nghi lễ truyền thống trong Phật giáo chỉ về cách thực hành để cứu súc vật, chim chóc, cá khỏi bị giết hại hay giam nhốt.

    Phóng sinh thường được hiểu đơn giản là khi gặp một con vật bị nạn, thì ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, thì bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Phóng sinh là trao cho sinh vật nào đó cơ hội tiếp tục sống. 

Về mặt hình thức phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi con người mình để mình được tự do.

Về mặt hình thức phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi con người mình để mình được tự do.

    Trong buổi lễ phóng sinh chúng ta nên: Tụng kinh phóng sinh, dâng hương, kỳ nguyện, tán thán Phật, Quán Phật, Đỉnh lễ, Cúng Phật, trì trụng chú Đại Bi, tụng kệ giải nghiệp, Niệm Phật, Chú nguyện, Hồi hướng, phục nguyện.

    Phóng sinh thể hiện tâm từ bi, là phương tiện tu tập

    Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là cứu mạng người, kéo dài sự sống của họ hay sinh vật nào đó. Chuyện phóng sinh là thể hiện tâm từ bi của người thực hiện.

    Trong đạo Phật phát triển sau này, phóng sinh còn là một phương tiện để tu tập. Về mặt hình thức phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi con người mình để mình được tự do. Lễ phóng sinh là một nghi lễ xuất hiện sau này, ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc vì người Trung Quốc một thời coi trọng lễ nghi.

    Những hành động phóng sinh cao cả

    Nhà Vua Trần Nhân Tông là vị vua chiến thắng hai lần đáng đuổi quân Nguyên Mông, giữ an bờ cõi. Sau chiến thắng, nhà Vua cho thả tù binh, cho đốt bỏ những danh sách của những người tránh đương đầu với giặc hay theo giặc. Chính vì là người Việt Nam tránh đương đầu với người Việt Nam, nhà Vua là Phật tử nên có cơ hội vừa đánh thắng giặc Nguyên Mông vừa tha thứ những người yếu đuối đầu giặc, người đời sau tôn vinh ngài là Điều Ngự Giác Hoàng, có công thống nhất Phật giáo và đem Phật giáo hội nhập vào cuộc thế.

Vua Trần Nhân Tông hai lần thắng quân Nguyên Mông, đã trao trả tù binh, thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả.

Vua Trần Nhân Tông hai lần thắng quân Nguyên Mông, đã trao trả tù binh, thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả.

    Nhà Vua Trần Nhân Tông, một con người đã thành tựu dù trong một hòan cảnh giới hạn của một đất nước, người ấy đã trở thành một con người cao cả của nhân loại. Người đó không chỉ là con người thành tựu của Việt Nam, mà còn là một con người thành tựu của thế giới. Nơi người ấy tích hợp được hai con người, con người lý tưởng của Việt Nam và con người lý tưởng của thế giới. Như vậy nhà Vua Trần Nhân Tông là một con người Việt Nam lý tưởng đến tầm mức thế giới và đã đóng góp bản sắc Việt Nam vào kho tàng trí tuệ và từ bi chung của nhơn loại.

    Nhà vua ủy lạo phạm nhân

    Vua Lý Thánh Tông, một ông vua Việt Nam có lòng quảng đại, nhà vua trông coi triều chính niên hiệu Long Thụy Thái bình, đổi quốc hiệu là Đại Việt

    Năm 1054 Thái tử Nhật Tông lên ngôi tức là vua Thánh Tông, đổi quốc hiệu là Đại Việt

    Đại Việt Sử ký ghi: “Thánh Tông là ông vua nhân từ, có lòng thương dân, một năm trời làm rét lắm, Thánh Tông bảo những qua hầu gần rằng: “Trẫm ở trong cung ăn mặc như thế nầy còn rét, nghĩ những phạm nhân giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc. Vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm. Nói rồi liền lấy chăn chiếu cho tù nằm và mỗi ngày cho hai bữa ăn.

    Lại có một hôm Thánh Tông ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án có Động Thiên công chúa đứng hầu bên cạnh. Thánh Tông chỉ vào công chúa mà bảo các quan rằng: "Lòng trẫm yêu dân như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại làm càng phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi.

    Thánh Tông có lòng nhân như thế cho nên trăm họ mến phục, trong đời ngài làm vua ít có giặc giả. Ngài lại có ý muốn khai hóa con đương văn học, lập văn miếu, làm tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 tiền hiền để thờ. Nước ta có văn miếu thờ Khổng Tử và chư hiền khởi đầu từ đấy.

    Lý Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ. Năm ấy là năm Kỷ Dặu 1069, năm ấy vua Thánh Tông về triều đổi niên hiệu là Thần Võ. Chế Cũ xin dâng đất 3 châu để chuộc tội, là Châu Đại Lý, châu Ma Linh và châu Bố Chính. Thánh Tông nhận lấy 3 châu và thả cho vua Chế Củ về nước. Những châu ấy hiện nay thuộc tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị...”

    Lý Thánh Tông là ông Vua biết thương dân. Những lời nói hành động của nhà Vua là những hành động phóng sanh vô cùng cao quý và được trọng vọng, còn lưu lại đến hơn nghìn năm nay để cho hậu thế soi chung. Lý Thánh Tông làm vua được 18 năm. Đến năm 1072 thì mất, trị vi được 17 năm, thọ 50 tuổi (Việt Nam sử lược - triều đại nhà Lý trang 102-103 - Trần Trọng Kim)

    Phóng thích phạm nhân

    Cũng tại đất nước Việt Nam nầy thời hiện đại xã hội chủ nghĩa, cũng không khác thời xa xưa của ông cha ta, cũng có những người làm tội, những người lầm lỗi, những người lạc lối, không làm chủ được chính mình nên có lúc tội ác tày trời, chồng chất cao như núi tu di. Những người làm tội hiện nay còn phải chịu khâu ra tòa kết án nặng hay nhẹ, tùy tội cầu.

Ân xá phạm nhân mỗi dịp lễ lớn.

Ân xá phạm nhân mỗi dịp lễ lớn.

    iệc phóng thích các phạm nhân thường phạm hằng năm do cải tạo tốt nên được giảm án, ngày càng còn lại ít ngày. Có người được mãn hạn tù, có người do án oan sai...nhiều thành phần, nhưng hằng năm, Nhà Nước có xét giảm án trạng, xuống còn ít năm. Những phạm nhân cải tạo tốt được ân xá, phạm nhân hết hạn tù dày vào những ngày 15 tháng bảy âm lịch, hay ngày mùng 2 tháng 9 cũng được Chủ Tịch nước giảm án tội trạng, được cho ra về sum hợp với gia đình.

    Đây cũng chính là hành động phóng sanh đối với những phạm nhân mang nhiều ngày tù rạt, ngày 15 tháng 7 âm lịch là ngày đại lễ Vu Lan xá tội tội nhân dưới âm cung, ngày mùng 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nước ta, là những ngày vinh dự cho phạm nhân được trả về với gia đình

Đừng nên gây tội hại ta

Ăn ở lương thiện mới là công dân

Không nên sai phạm lỗi lầm

Mọi người xa lánh khổ tâm với đời

    Hùn phước phóng sanh

    Hùn phước là chung đậu các số tiền nhỏ trở thành số tiền lớn để làm một lễ chẩn tế, phóng sanh cầu phước báo, cầu cho ông bà, cha mẹ, hoặc bản thân sống trăm tuổi thọ, cầu cho thân tâm nhẹ nhàng để tiến tu. Để làm việc phóng sanh thật rình rang, cần cầu cho có hiệu quả, có nhiều sự phát tâm phóng sanh như sau:

        - Có những gia đình mua cá phóng sinh, mua chim phóng sinh. Phóng sinh như thế với nhà Phật thì được phước chứ không có lòng từ như những người tu chơn thật làm việc phóng sinh. Những cuộc phóng sinh nầy cũng xuất phát từ tấm lòng hoan hỷ mà phóng sinh, do được Thầy Tổ giáo hóa mà làm việc phóng sinh, thân bị bệnh hoạn, hoạn nạn sắp chết tới nơi nên làm việc phóng sinh. Những người phóng sinh nầy thì không tiếc tiền của, miễn làm sau có phương tiện để phóng sinh cho thỏa nguyện.

        - Cũng có những người Phật tử được Thầy dạy, nên làm việc phóng sinh có mực thước, thể hiện lòng từ bi của Đức Phật như mua rùa, rắn, dế, chim phóng sinh, mua các con vật từ tay của các nông dân thích ăn thịt thú hoang dã, mua từ các cháu học sinh thích chơi giỡn với thú cầm, sau đó cố tình làm cho chúng phải chết dưới tay mình... lấy đó làm vui. Phóng sinh có bài bản, có chủ đích, có phước báu vô biên, tuệ lực từ đó phát sanh, những quả báo xấu hiện tiền đều tiêu tan. Phóng sinh như thế có phước hơn cả, nghĩa là những người làm việc phóng sanh nầy xuất phát từ tâm thanh tịnh vô tư mà làm, thú đến từ các nông dân, các cháu bé thích chơi giỡn với thú cầm, làm cho chúng vật vã đến chết mới thôi, chúng ta nên cứu những chúng sanh nầy.

    Pháp môn tu phóng sanh ngày nay được phổ cập trong quảng đại quần chúng, từ thành thị đến nông thôn, trước khi tu các gia đình bắt chim bắt cá để ăn, nay không bắt chim, cá ăn nữa mà còn mua chim cá phóng sanh, xem như việc làm đại sự trong cuộc đời làm Phật tử. 

    Phóng sinh như thế là hiệu quả là giải được những oan oan tương báo, oan gia trái chủ, không còn có cơ sở suy nghĩ bắt buộc phải phóng sinh như thế nầy, như thế kia. Phóng sinh như thế nầy không còn có cơ sở cho kẻ vô tâm bắt chúng trở lại lần thứ hai và lại tiếp tục bán cho chúng ta. Từ đó có câu nói phóng sinh nhiều, tội nhiều, phóng sinh ít tội ít là vậy!

Công đức phóng sinh
Công đức phóng sinh

    Theo kinh “Giải Nghiệp” thì công đức phóng sinh để hóa giải những nghiệp chướng oan gia nhiều đời, hoặc từ đời nầy sang đời khác. Phóng sinh hóa giải những nghiệp chướng không thể tiêu trừ, những trái ngang chưa từng tiêu tai, những khổ đau không thể giải tỏa. Không phóng sanh thì không giúp cho bản thân nhẹ nhàng, không giúp cho gia đình vượt qua những oan ức từ nhiều đời.

    Những việc nên và không nên

    Tuy nhiên, việc phóng sinh cần có sự sáng suốt, không phải kêu gọi phóng sanh là bắt buộc người Phật tử phải nghe, đi mua chim và làm việc phóng sinh ngay. Phóng sinh là do duyên nghiệp oan trái, có cùng chung một nghiệp dĩ “ăn khớp” với nhau. Khi những người cùng chung một nhà “nhà nghiệp” gọi là nghiệp nhân, chờ ngày đủ yếu tố, cấu thành nghiệp quả, bắt đấu vay trả trả vay một cách khắc nghiệt, nghiệt ngã vô cùng. Đây là nguyên nhân mà có người khuyên giải làm viêc phóng sinh.

    Phóng sinh là pháp vô duyên từ, không phải do Thầy kêu gọi ra chợ mua 15.000.000 đồng chim rồi đem phóng sinh đó là xong, là giải xong nạn tai. Phóng sinh có ích lợi cao là khi nào có duyên với loài thú đó, hay một chúng sinh yếu đuối... Hành động phóng sinh này sẽ mang lại hiệu quả cao, mà trả được những nợ nần từ kiếp truớc. Bạn ơi, việc oan trái trả vay, trả biết bao giờ cho hết, nhưng lúc làm việc phóng sanh, bạn sẽ có sự cảm niệm, cảm thấy nhẹ nhàng thì bạn biết là “hết” nghiệp nhân đó. Việc phóng sinh như trên không tốn tiền vô lý, nhưng đó là hiệu quả của pháp môn tu “phóng sinh”.

    Hôm nay bạn làm một việc mua và thả, tha mạng cho các chú “dế mèn” khi gặp các cháu học sinh đang chơi “đá dế”. Bạn sẵn sàng dùng tiền mua các chú dế mèn, đem thả, đó là hành động phóng sinh cao cả, vì Bạn cứu được những sanh linh sắp bị đứt đầu, nhưng không hề hay biết, hành động nầy làm tăng thọ cho những người có mạng yểu. Đi đường gặp các cháu thiếu niên ở quê bắt tổ chim con, Bạn xuất tiền mua các chú chim con đó, niệm Phật, niệm chú vãng sanh, đem thả, lòng bạn thấy nhẹ nhàng thanh thản vô cùng, vì bạn làm được một việc hy hữu, làm việc khó làm, lợi lạc cho chúng sanh chung.

    Khổ thì chúng sinh nào cũng khổ, nghiệp thì chúng sinh nào cũng là nghiệp. Nghiệp khổ tức là oan gia trái chủ, xâm lấn, đè nén hành hạ lẫn nhau, đưa nhau qua những đoạn đường chông gai hiểm hóc, tức là làm việc phóng sinh, cứu những chúng sinh còn sống sót trong gang tấc, khiến cho nó sống lại. Ấy là điều khó làm nhưng ta làm, khó khăn lắm mới cứu được những loài trùng dế, chim chóc, giúp cho chúng qua cơn bỉ ngạn, hưởng thọ những sự vui, cùng đoàn tụ với gia đình, họ hàng thân quyến của chúng. Cho nên làm việc phóng sinh phải có ý thức, không nên lựa chim khỏe, chim tốt phóng sinh, chim có tật phế bỏ lại, chim ngáp ngáp do thiếu ăn, lựa bỏ cho chết.

Nên phóng sinh có tình, có lý

Nên phóng sinh có tình, có lý

     Tại sao chúng ta làm việc phóng sinh một cách vô ý thức, đi lựa chim, lựa cá tốt để phóng sinh. Phóng sinh như thế làm cho chúng bạn bè chê cười, có tiền làm việc “vô lối”, “phi đạo đức, đạo đức ốm, đạo đức giả hiệu” làm trò cười cho thiên hạ, hổ danh người con Phật. Chúng ta nên phóng sinh cho có tình có lý, có đạo nghĩa làm gương hạnh cho đời.

Phóng sanh là việc phước lành

Giúp cho muôn thú thoát sanh kiếp nầy

Việc sanh tử mãi dần xây

Nên giúp cho thật, muôn loài nhớ ơn

HT Thích Giác Quang

Ý kiến của bạn