Kiến Thức Phật Học Phổ Thông - Bài 1: Tứ Diệu Đế

Thứ tư, 06/06/2018, 11:15 GMT+7

 KIẾN THỨC PHẬT HỌC PHỔ THÔNG 
BÀI 1: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết thuộc series tìm hiểu những giáo lý cơ bản trong Phật giáo. Chúc mọi người tinh tấn tu học để thông đạt giáo lý Đức Phật, chuyển hóa cuộc sống giúp thân tâm an lạc 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

----------------------------------------------------------

7

Đức Phật nói về 8 cái khổ sau đây:
1. Sinh: chỉ sự khổ của một thai nhi từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi lọt lòng.
2. Lão: chỉ sự khổ do thân thể già yếu, trí tuệ bị giảm sút.
3. Bệnh: chỉ sự khổ do bệnh tật gây nên.
4. Tử: chỉ sự khổ do cái chết mang đến, kể cả trước khi chết (tâm lo sợ và thân đau đớn) và sau khi chết (thần thức lạc lõng bị nghiệp dẫn dắt).
5. Ái biệt ly: xa người thân yêu
6. Cầu bất đắc: chỉ sự mong cầu không được toại nguyện.
7. Oán tắng hội: phải gặp và sống chung với người mình căm ghét.
8. Ngũ ấm xí thạnh: Ngũ ấm hay còn được gọi là ngũ uẩn, có nghĩ là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thì thuộc về thân; còn thọ, tưởng, hành, thức thì thuộc về tâm. Chúng ta đã thấy thân thì khổ vì sinh, lão, bịnh, tử, đói, khát, nóng, lạnh, còn tâm thì giận, buồn, trăm điều phiền lụy. Thân thì vô thường, còn tâm thì vô ngã cho nên ngũ ấm biến đổi quay cuồng làm cho chúng ta đã đau khổ càng thêm khổ đau.

----------------------------------------------------------

 

9

Phân tích cụ thể hơn do sự sai lầm trong nhìn nhận “cái tôi, cái bản ngã”. Sự thực là bản ngã chỉ là giả tạo, do các duyên hợp thành. Do sự lầm tưởng có một cái bản ngã thật sự mà con người tìm mọi cách cung phụng cái bản ngã đó bằng các dục lạc thế gian như ăn, uống, hưởng thụ. Khi được cung phụng thì bản ngã lại đòi hỏi nhiều hơn, sinh ra cái khổ do phải cố gắng đáp ứng nó. Ngược lại, khi không đáp ứng được thì sinh ra sự thiếu thốn, đói khát và đau khổ.

----------------------------------------------------------

11

Tùy vào việc làm tiêu tan các phiền não đến đâu, người tu tập sẽ hưởng được sự an lạc đến đó. Việc đoạn trừ từng phần phiền não sẽ dẫn đến hạnh phúc tương đối. Khi toàn bộ phiền não được đoạn trừ thì Niết Bàn thị hiện, hay còn gọi là hạnh phúc tuyệt đối.

Niết Bàn là một khái niệm tương đối khó lí giải vì đó là trạng thái giải thoát hoàn toàn mà chỉ có người đạt được mới hiểu, mọi sự diễn tả bằng ngôn từ đều chỉ là gợi lên cái bóng của khái niệm này. Hiểu một cách đơn giản, Niết Bàn chính là trạng thái vượt thoát hoàn toàn khỏi các ràng buộc thế gian như tâm phiền não, tâm chấp ngã, chấp pháp… Do sự vượt thoát này mà tâm người tu tập hoàn toàn an lạc, tự tại và rộng lớn không dung chứa bất kì một ý niệm nào nữa.

Niết Bàn có hai dạng. Người đạt được Niết Bàn lúc còn sống gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn, người đó sau khi mất đi thì gọi là Vô Dư Y Niết Bàn.

----------------------------------------------------------

13

Bát chánh đạo gồm có:
1. Chánh kiến
2. Chánh tư duy
3. Chánh ngữ
4. Chánh nghiệp
5. Chánh mạng
6. Chánh tinh tấn
7. Chánh niệm
8. Chánh định

Các chi phần trong bát chánh đạo có mối liên hệ mật thiết với nhau và không thể phân li. 

Về sau Đức Phật còn hướng dẫn thêm các phương pháp khác cũng dẫn đến sự giác ngộ giải thoát. Theo kinh Pháp Hoa, sở dĩ Đức Phật chỉ nhiều phương pháp là vì căn cơ chúng sinh cao thấp khác nhau, tùy theo đối tượng mà nói. Việc thực hành theo phương pháp nào không quan trọng vì “trăm sông đổ về một biển”. Hành giả thực hành cảm thấy lợi lạc, không còn bám chấp vào các pháp thế gian thì đi đúng hướng.

Nguồn: cusiphapan


 

- Nguồn: cusiphap an
- Cùng chủ đề: 
Ý kiến của bạn