Chúng ta đã dùng nhựa để hủy hoại tự nhiên như thế nào?

Thứ bảy, 23/05/2020, 09:52 GMT+7

     Những hình ảnh được chụp lại ngoài tự nhiên, cho thấy rác thải nhựa đã tàn phá môi trường sống tự nhiên và cả thế giới động vật, đặc biệt là động vật biển như thế nào.

     Qua những hình ảnh cực kỳ đau lòng và mang thông điệp mạnh mẽ, chúng ta phần nào có thể hình dung được tác động đáng sợ của hơn 9 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm đã hủy hoại môi trường và động vật hoang dã như thế nào. Và tất nhiên, chính bản thân mỗi người chúng ta cũng có phần tham gia vào sự hủy hoại đó, bạn có nghĩ rằng chiếc ống hút mà bạn vứt đi sau khi uống xong ly nước sẽ mắc vào mũi con rùa biển, những chiếc cốc nhựa mà bạn uống lại chui vào bụng cá voi hay đơn giản là chiếc túi nhựa đựng rau đi chợ sẽ trùm kín người con chim biển,…

Một con rùa kém may mắn bị mắc vào tấm lưới cũ vứt đi tại một vùng biển hẻo lánh ngoài khơi Địa Trung Hải. Con rùa đang cố duỗi cổ để thoát ra nhằm lên mặt nước thở nhưng không thể được. May mắn là người chụp bức ảnh đã giải thoát cho nó sau đó.

Một con rùa kém may mắn bị mắc vào tấm lưới cũ vứt đi tại một vùng biển hẻo lánh ngoài khơi Địa Trung Hải. Con rùa đang cố duỗi cổ để thoát ra nhằm lên mặt nước thở nhưng không thể được. May mắn là người chụp bức ảnh đã giải thoát cho nó sau đó.

Ảnh chụp tại Okinawa, Nhật Bản. Một con ốc mượn hồn dùng một chiếc nắp chai nhựa để bảo vệ phần bụng mềm của nó. Lẽ ra đã có một chiếc vỏ của tự nhiên như vốn dĩ nhiều năm nay, tuy nhiên người ta đã khai thác vỏ của nó để bán, đồng thời loài người cũng đã bỏ lại nhựa và nó không còn cách nào khác là dùng chiếc nắp chai.

Ảnh chụp tại Okinawa, Nhật Bản. Một con ốc mượn hồn dùng một chiếc nắp chai nhựa để bảo vệ phần bụng mềm của nó. Lẽ ra đã có một chiếc vỏ của tự nhiên như vốn dĩ nhiều năm nay, tuy nhiên người ta đã khai thác vỏ của nó để bán, đồng thời loài người cũng đã bỏ lại nhựa và nó không còn cách nào khác là dùng chiếc nắp chai.

Để di chuyển qua các dòng chảy, cá ngựa thường phải bám vào các ngọn tảo, rong rêu hoặc những mảnh vụn tự nhiên khác. Tuy nhiên, trong vùng nước ô nhiễm đầy rác thải tại vùng đảo Sumbawa, Indonesia thì cá ngựa phải bám lên một cây bông ráy tai do ai đó vứt xuống sau khi dùng. Người chụp bức ảnh Justin Hofman nói rằng: “Tôi ước gì hình ảnh này đừng tồn tại.”

Để di chuyển qua các dòng chảy, cá ngựa thường phải bám vào các ngọn tảo, rong rêu hoặc những mảnh vụn tự nhiên khác. Tuy nhiên, trong vùng nước ô nhiễm đầy rác thải tại vùng đảo Sumbawa, Indonesia thì cá ngựa phải bám lên một cây bông ráy tai do ai đó vứt xuống sau khi dùng. Người chụp bức ảnh Justin Hofman nói rằng: “Tôi ước gì hình ảnh này đừng tồn tại.”

Và cho bạn nào chưa biết, mỗi phút trên toàn thế giới có gần 1 triệu chai nước nhựa được bán ra.

Và cho bạn nào chưa biết, mỗi phút trên toàn thế giới có gần 1 triệu chai nước nhựa được bán ra.

Nhiều loài động vật hoang dã hiện đang sống trong một thế giới đầy nhựa, điển hình như những con linh cẩu tại bãi rác Harar, Ethiopia. Chúng tập trung tới đây, chờ các xe chở rác để tìm kiếm thức ăn trong đó.

Nhiều loài động vật hoang dã hiện đang sống trong một thế giới đầy nhựa, điển hình như những con linh cẩu tại bãi rác Harar, Ethiopia. Chúng tập trung tới đây, chờ các xe chở rác để tìm kiếm thức ăn trong đó.

Bạn có biết: Hơn 700 loài động vật biển được báo cáo rằng đã ăn hoặc nhiều khả năng bị vướng vào nhựa.

Bạn có biết: Hơn 700 loài động vật biển được báo cáo rằng đã ăn hoặc nhiều khả năng bị vướng vào nhựa.

Bạn có biết: Ước tính tới năm 2050, gần như toàn bộ các loài chim biển trên hành tinh này sẽ ăn phải nhựa.

Bạn có biết: Ước tính tới năm 2050, gần như toàn bộ các loài chim biển trên hành tinh này sẽ ăn phải nhựa.

Tính tới năm 2015, 6,9 tỷ tấn rác thải nhựa đã được tạo ra. Khoảng 9% được tái chế, 12% được thiêu và 79% còn lại được tích lũy trong các bãi chôn hoặc thải ra môi trường.

Tính tới năm 2015, 6,9 tỷ tấn rác thải nhựa đã được tạo ra. Khoảng 9% được tái chế, 12% được thiêu và 79% còn lại được tích lũy trong các bãi chôn hoặc thải ra môi trường.

     Thêm nhiều hình ảnh khác về rác thải nhựa, môi trường và động vật hoang dã. (Một số hình ảnh có thể gây sốc):

Một con cò vô tình bị mắc phải túi nhựa tại một bãi rác ở Tây Ban Nha. May mắn là người chụp bức ảnh đã giúp tháo nó ra, nếu không nó có thể chết đi ngay tại đó. Cơ thể con cò có thể bị phân hủy nhưng chiếc túi nhựa thì không.

Một con cò vô tình bị mắc phải túi nhựa tại một bãi rác ở Tây Ban Nha. May mắn là người chụp bức ảnh đã giúp tháo nó ra, nếu không nó có thể chết đi ngay tại đó. Cơ thể con cò có thể bị phân hủy nhưng chiếc túi nhựa thì không.

0

Những chú chim cánh cụt bị dính dầu trên biển.

Những chú chim cánh cụt bị dính dầu trên biển.

Minh Chính

Ý kiến của bạn