Vài nét về ý nghĩa và nguồn gốc của từ 'Quá đường' trong Phật Giáo

Thứ ba, 03/11/2020, 07:02 GMT+7

      Mỗi mùa hè đến, các Chùa, Tịnh xá, Phật học viện lại tổ chức ba tháng an cư kiết hạ, để chư Tăng có nơi an trú ổn định, cùng nhau sách tấn trong việc tu tập, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức. Trong đó, nghi thức quá đường cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc thành tựu giới hạnh của chư Tăng trong ba tháng an cư, đồng thời tạo điều kiện cho đàn na tín thi đến chốn tòng lâm phát tâm cúng dường và nghe pháp, tu tập phước trí.

      Quá đường là một nghi thức dùng cơm của chư Tăng Ni trong ba tháng an cư kiết hạ. Từ Quá đường xuất phát từ Trung Quốc, để chỉ một trong những phương thức sinh hoạt của chư Tăng Ni trong các tu viện. Điều này có sự khác biệt với việc cầm bát đi khất thực của Tăng đoàn Ấn độ. Khi đức Thế tôn còn tại thế, hàng năm chư Tăng Ni an cư vào mùa mưa, tất cả đều trở về sống chung trong các tinh xá. Trong thời gian này, chư Tăng không đi khất thực, đã có thiện nam, tín nử, đến tai trú xứ "để bát" và lo tứ sự cùng dường. Từ đó, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, trong chốn tông lâm, y theo thanh quy thường ngày, lúc dùng cơm thì từ Phương trượng cho đến Sa di đều vào Trai đường dùng cơm, gọi là ăn quá đường. Trước khi dùng cơm, tất cả cùng nghe chuông niệm Phật cùng Quá đường, sau đó yên tĩnh dùng cơm. Ăn cơm xong lại đồng thanh niệm Phật kết thúc buối Quả đường và rời Trai đường".

120164095_991712174636870_196279558356566306_n

      Theo Cổ đại Hán ngữ từ điển, "quá" tức là "kinh qua, trải qua", Lý Xuân Trạch viết: "kinh quá Trai đường, như ong lấy mật”.

      “Đường” là chỉ Trai đường. còn gọi là Ngũ quán đường, là nơi dùng cơm của chư Tăng, Vị trưởng trong thư viện đóng đúc, nên việc dùng phương thức Quá đường để ăn cơm tập thể sẽ có nhiều lợi ích.

      Ở góc độ nguyên nghĩa, theo Hàn nhà đại từ điển, vào đời Đường, thí sinh sau khi đậu Tiến sĩ, đều do quan chủ khảo dẫn đến Đô đường ra mắt Tể tướng, gọi là Quá đường. Thời xưa, đương sự bị khởi tố được dẫn đến công đường chịu thẩm vấn cũng gọi là Quá đường.

      Theo Từ điển Phật học Huệ quang, Quá đường là nơi Tăng chúng đến thị thực, hoặc Tăng chúng vào Trai đường thọ thực mà không khởi tâm tham trước, nên gọi là Quá đường.

      Theo Trung Hoa Phật học từ điển, vào Tăng đường dùng cơm gọi là Quá đường.

      Như vậy, Tăng chúng vào Trai đường dùng cơm trong tự viện là một thới khóa quan trọng, trong thời gian thọ thực thì cần phải không tham, không sân, lắng lòng thở nhẹ mà tiếp thọ cùng dường, tịch giả tu chơn. Như bốn câu kệ dưới đây:

“Từ bi hỷ xả biến pháp giới,

Tích phước kết duyên lợi nhân thiên,

Thiền tịnh giới hạnh bình đẳng nhẫn,

Tàm quí cảm ân đại nguyên tâm”

      Cổ đức dạy, theo chúng Quả đường, có tảm điều lợi ich. Tám điều lợi là:

      1. Không giãi đãi, chỉ là không phóng dật. Trước khi quá đường đánh bảng ba lần, gọi là "Tam thông" (thông tức là thông báo). Thông thứ nhất để chuẩn bị Quá đường, thông thứ hai để mọi người mặc áo đắp y, đi vào Trai đường tuần tự mà ngồi. Thông thứ ba là yên tĩnh và nhẫn nại đợi Hòa thượng vào chứng trai. Làm như vậy là để mọi người không bị tính giải đải làm ảnh hưởng.

      2. Tiết kiệm công sức khi dọn quá đường. Ban hành đường và nhà bếp lúc dọn cơm và đổ ăn lên tiện gọn, có thể dọn chén-đủa-cơm-rau qua một lần mà thôi, lúc thu dọn cũng làm được nhanh

      3. Bình đẳng vô ngã. Mọi người đều có cơm - rau như nhau, Hòa thượng, sa di đều không có sự cúng dường khác biệt, thể hiện ra tính bình đẳng trong Phật giáo.

      4. Không thiên vị về đổ ăn của chúng. Mọi người thọ nhận vật phẩm cúng dường đều bình đẳng, được phân phối bằng nhau, dinh dưỡng cũng được quân bình. Đối với thân thể cũng có điều lợi. Sự phân phối binh đẳng cũng góp phần thay đổi thói quen không tốt của các thành viên trong tăng chúng.

      5. Đồng cam cộng khổ. Mọi người không nên có sự chọn lựa, đối với bất cứ món ẩm thực nào lúc ăn cũng tưởng như nếm vị cam loa, không có tâm phân biệt, mà nên sanh tâm vô cùng hoan hỉ.

      6. Ý niệm tổn tại. Đình chỉ các ngoại duyên vọng động, quán tưởng sự bố thí của đàn na tín thí là khó tiêu, ăn cơm chỉ như dùng thuốc mà thôi, khi vọng niệm vừa khởi lên liên vận dụng đến ý thức có khởi tức có diệt, nên gọi là ý niệm tồn tại.

      7. Như pháp như lý.Từ đời Đường về sau, người của Tự viện ngày càng nhiều, nhất là lúc truyền giới, thường có trên ngàn người. Nếu như không lập ra quy tắc Quá đường, tất sẽ hỗn loạn. Nghi thức Quá đường sẽ tạo nên trật tự, có trật tự thì không những khiến người lòng an đạo ổn mà còn thể hiện được tinh thần nghiêm tịnh của Phật giáo.

      8. Khởi chỉ oai nghi. Là đệ tử Phật, phàm làm việc gi cũng cần thể hiện sự giác tỉnh. Quá đường không ngoài lệ đó, nó phải thể hiện được oai nghi tế hạnh, khiến kẻ thấy người nghe đều sanh tâm hoan hỉ mà khởi niệm cung kính. Như thế chính là hiện thân thuyết pháp.

      Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền vào Việt Nam, ngoài kinh điển chữ Hán ra, nền văn hóa Phật giáo của người Trung Quốc cũng được du nhập theo, trong đó có các nghi thức của truyền thống An cư kiết hạ. Ở Việt Nam, nghi thức Quá đường trong ba tháng an cư là không thể thiếu. Dù cho chư tăng có Phật sự đa đoan đến mấy đi nữa thì việc Quá đường tất không thể bỏ (trừ khi được Tăng sai) và coi như đó là một phần trách nhiệm cần thiết của bản thân. Cho đến ngày nay, nghi thức Quá đường ở Việt Nam vẫn được duy trì nghiêm túc, điều đó chứng minh một cách hùng hồn về sự quan trọng của lễ nghi trong Phật giáo. Thông qua việc tra cứu và khảo sát về vấn đề trên, chúng tôi cho rằng Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ gìn giữ mãi nét đẹp mang đậm nét văn hóa Phật giáo trong sự trong sáng của bản sắc dân tộc.

- Pháp Ấn

Nguồn: Trích Nội San Quảng Hương Già Lam Số Đầu – PL 2549 

Ý kiến của bạn