Loài sâu ăn nhựa - vị cứu tinh cho rác thải nhựa toàn cầu

Chủ nhật, 22/09/2019, 06:06 GMT+7
71810832_731267830631487_4717617680226451456_n
    Việc phát hiện loài sâu "ăn được nhựa" hết sức tình cờ, khi một nhà khoa học bỏ chúng vào túi nylon và nhận thấy có những lỗ thủng li ti.

    Mỗi phút trôi qua, cả thế giới sử dụng đến 2 triệu túi nhựa và túi nylon. Con số này tương đương với việc mỗi năm chúng ta sử dụng đến cả nghìn tỷ tấn rác thải nhựa và một tỷ lệ không nhỏ trong đó đã lọt ra đại dương, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho đời sống sinh vật và môi trường.

    Giới khoa học và các nhà chức trách đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cả những quy định hạn chế sử dụng túi nhựa, thậm chí là cấm sử dụng ống hút nhựa như tại Anh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang hết sức nan giải, trở thành một vấn đề nổi cộm mà nhân loại cần giải quyết ngay càng nhanh càng an toàn.

    Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật có tên "sâu sáp". Đây vốn là một loài sâu sống ký sinh trong các tổ ong, thường xuyên ăn sáp do ong tạo ra. Điều lạ là loài sâu này thường được con người mua về làm mồi cho các loài vật nuôi khác như cá và thằn lằn.

70591933_731267810631489_4655064861699473408_n

    Mãi đến năm 2017, loài sâu này bỗng trở nên đặc biệt khi các nhà khoa học tin rằng, chúng chính là đáp án để giải quyết viễn cảnh Trái Đất bị tàn phá bởi rác thải nhựa bởi chúng có thể ăn được nhựa theo đúng nghĩa đen.

    Khả năng này của sâu sáp được phát hiện ra hết sức tình cờ. Người đầu tiên phát hiện ra điều này là Giáo sư Federica Bertocchini, một người nuôi ong. Vào một ngày bà bắt sâu sáp ở tổ ong bỏ vào một chiếc túi nylon thì chợt sau đó bà phát hiện ra nhiều chiếc lỗ nhỏ đã xuất hiện.

    Cảm thấy nghi ngờ, Bertocchini cùng 2 cộng sự là Paolo Bombelli và Christopher J. Howe đã quyết định thực hiện một thí nghiệm quy củ hơn với hơn 100 con sâu. Họ đặt những con sâu vào trong một chiếc túi nhựa rồi theo dõi. Kết quả, những chiếc lỗ li ti bắt đầu xuất hiện sau khoảng 40 phút và trong vòng 12h kế tiếp, khối lượng chiếc túi giảm đi 92 mg.

    Để xác định xem liệu loài sâu này có thực sự ăn nhựa hay đơn giản chỉ là phá rách nó, nhóm chuyên gia quyết định nghiền nát một vài con sâu rồi bôi lên chiếc túi. Kết quả, các lỗ thủng vẫn xuất hiện.

    Bertocchini cho rằng, bí mật nằm ở một loại enzyme có trong cơ thể sâu sáp. Thức ăn chính của loài sâu này ăn sáp ong, vốn là một dạng "nhựa tự nhiên" có thành phần polymer. Vậy nên chuyện chúng có thể tiêu hóa nhựa cũng không có gì quá khó hiểu.

70882355_731267780631492_4913613513437478912_n

    Vậy là chúng ta đã có chìa khóa để giải quyết rác nhựa. Câu chuyện bây giờ chỉ là làm sao để tăng hiệu quả xử lý rác của chúng, và tìm hiểu xem liệu tăng số lượng sâu có gây ảnh hưởng nặng đến môi trường hay không thôi.

Helino

Ý kiến của bạn