Duyên âm là gì? Quan điểm của đạo Phật về 'duyên âm' như thế nào?

Thứ tư, 27/05/2020, 05:19 GMT+7

     Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc.

Duyên âm là gì?

Những người

Những người "muộn chồng, muộn vợ" đi xem bói, các "thầy" phán rằng, do duyên âm với người kiếp trước còn nặng. Không ít người phải đi "cắt tiền duyên" để mong xây dựng được gia đình. Dân gian cho đó là "duyên âm", "tình duyên" từ kiếp trước. Ảnh minh họa.

     Những người "muộn chồng, muộn vợ" đi xem bói, các "thầy" phán rằng, do duyên âm với người kiếp trước còn nặng. Không ít người phải đi "cắt tiền duyên" để mong xây dựng được gia đình. Dân gian cho đó là "duyên âm", "tình duyên" từ kiếp trước.

     Các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh cho rằng, tiền duyên là những mối nhân duyên của một người trần tục với người ở thế giới khác từ những kiếp trước đây. Nó được chia thành hai loại: Thứ nhất là tình duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác từ những kiếp trước còn ảnh hưởng đến bây giờ, thường gọi là tiền duyên. Còn tình duyên hiện tại giữa người trần và những người ở thế giới khác.

     Lý giải về tiền duyên và việc giải "duyên âm", TS. Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng: "Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc hay muốn hóa giải tiền duyên thì phải nhờ các nhà ngoại cảm thật cao siêu hướng dẫn. Cắt tiền duyên, tiền kiếp là để cầu siêu cho linh hồn. Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay một người vô thần. Trên thực tế, ai cũng có tiền kiếp, quan trọng người đó có "tu" để mà nhìn thấy tiền kiếp của mình hay không, chứ các thầy bói "rởm" không thể làm được việc này. Việc một số người mù quáng, tin theo lời phán của "thầy bói" để cắt "duyên âm" là hoàn toàn sai. Đó cũng là trò lừa phỉnh của một số thầy bói "rởm" mà thôi. Những người quá cuồng tin vào bói toán mới bị "mắc bẫy" của thầy bói".

     "Hiện nay, số người mê tín rất nhiều, chính vì vậy đã tạo cho thầy bói rởm càng nhiều cơ hội để lừa đảo và sinh ra những chuyện ngược đời như vậy. Chúng ta nên có cách tuyên truyền, cảnh báo và cần vạch trần trò bịp bợm của những ông thầy bói dị hợm luôn bày những cách cắt duyên âm, cắt tiền duyên quái dị để người dân hiểu bản chất vấn đề và tránh bị trục lợi cả thể xác lẫn vật chất", TS.Khanh cảnh báo.

     Trong tác phẩm “Mê tín Chánh tín”, HT.Thích Thanh Từ có viết: “Đồng cốt là hiện tượng mê hoặc khủng khiếp. Những kẻ làm ông đồng bà cốt đều là người sống trong trạng thái bất thường. Bản thân họ đã mất hết khả năng tự chủ, họ bị sai sử bởi một ma lực huyền bí nào đó. Khi ma lực ấy dựa vào họ, liền lạm dụng các danh hiệu thánh, những bậc vĩ nhân của thuở xưa dùng mạo xưng để lừa bịp người đời… Mê tín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết trí thông minh. Những kẻ chủ trương mê tín là người làm hoặc loạn thế gian, đưa dân tộc lùi lại bán khai”. Cho nên, bạn cần lưu tâm những lời dạy hết sức thực tế và thâm thúy này của Hòa thượng bạn nhé!

Quan điểm của đạo Phật về duyên âm như thế nào?

     Duyên âm là cách gọi của dân gian, tuy nhiên duyên âm theo Phật giáo chính là tiền duyên. Khái niệm tiền duyên đã tồn tại từ lâu đời lâu kiếp thuộc về tâm linh. Về tâm linh thì tiền duyên là mối duyên tình mang yếu tố say đắm, đam mê hay hận thù trong vòng nhân quả từ kiếp trước chưa được giải quyết giữa những người đã từng luyến ái với nhau, vấn đề này không thể qua loa kiểm chứng bằng ngoại cảm đồn đại, nở rộ trước giờ.

     Thường người muốn “cắt tiền duyên” phải đến điện, đền, phủ chứ ít khi ra chùa để làm việc đó vì theo quan niệm của nhà Phật, người tu hành không được phép rẽ duyên của người khác. 

Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả.

Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả.

     Đạo Phật chỉ ra rằng, mọi vật, mọi việc trên thế gian này đều do trùng trùng duyên khởi mà tạo tác. Có thể hiểu nôm na, sự hiện hữu của con người, mọi sự vật, hiện tượng, trạng thái liên quan đến từng cá nhân đều do nghiệp quả của họ quyết định. Vì thế cho nên mới có việc hai người song sinh cùng mẹ cha, cùng thời khắc, theo tử vi thì có cùng ngôi sao chiếu mệnh, nhưng cuộc đời, sự nghiệp không giống nhau.

     Cho nên, không có lá số tử vi nào qua ngày sinh, tháng đẻ mà xem thấy hết nghiệp quả của con người để chỉ được cho họ lối đi. Con người sẽ thọ lãnh nghiệp báo đã tạo tác và cũng chính họ mới có khả năng chuyển nghiệp của mình từ sự tu tập, tạo nhiều nhân duyên thiện để quả ác cũng thành nhỏ, nghiệp dữ cũng chuyển lành.

     Trong luật nhân quả của nhà Phật, nhân duyên cha mẹ - con cái, vợ - chồng cũng là nghiệp quả trả vay lẫn nhau nhiều đời, nhiều kiếp. Trong vô lượng kiếp, ai cũng đã từng là cha ta, là mẹ ta, là quyến thuộc ta cả. Kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”, những mối quan hệ thân tình đã được hình thành như vậy.

Phatgiao-org-vn-Cat-tien-duyen-duoi-goc-nhin-tri-tue-nhan-qua-cua-dao-Phat1

     Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “duyên âm” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm. Nếu tình yêu thương thăng hoa từ chính sự đồng cảm chân thật thì sẽ dẫn đến hôn nhân viên mãn.

     Có một lời khuyên rất hay, xin tặng để bạn nghiền ngẫm: Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần. Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. 

Tuệ Lâm

Ý kiến của bạn