Bộ tem Butan, Đại sư Liên Hoa Sanh (Padma Sambhava) với Tử Thư Tây Tạng

Thứ bảy, 29/05/2021, 21:26 GMT+7

    Đại sư Liên Hoa Sanh (Padma Sambhava) được vua Tây Tạng Ngật Lật Song Đề Tán (755-797) thỉnh từ xứ Udyàna, miền bắc Ấn Độ đến Tây Tạng truyền pháp với 25 vị đệ tử rất nổi tiếng có tài thần thông biến hóa, hàng phục ma chướng tà đạo.

1_5Đại sĩ Liên Hoa Sanh – Sơ tổ Mật tông Tây tạng

    Sự dung hợp và tiếp thu các luồng tư tưởng theo khuynh hướng đặc thù của người dân Tây Tạng đã biến Phật giáo Tây Tạng- Phật giáo Mật tông đậm màu sắc của những huyền thuật và phép mầu, thần linh, lễ nghi, bùa chú, ấn quyết, xuất quỷ nhập thần rất phức tạp

    Ngài Liên Hoa Sanh là người sáng lập ra tông phái Ninh Mã (Nyingma) được gọi là Cổ phái , viết cuốn sách “Tử Thư Tây Tạng”, xây dựng tu viện Tang Duyên (Samye) ,có những phép mầu, có tài chinh phục ma quỷ và khả năng thần thông biến hóa rất gần gũi với đạo Bon Pa nên được dân Tây Tạng xem Ngài là Đức Phật Thích Ca

2_1

    Bộ sách Tử Thư (Tibetan Book of the Dead)- Tử Thư Tây Tạng là một cuốn sách thuộc về giáo lý mật truyền , viết về đời sống sau khi chết, trình bày lý thuyết về sự chết, Người nào biết sống một cách tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển thần thức, tránh được sự lôi kéo của nghiệp và thoát khỏi sinh tử luân hồi, hướng dẫn cho người chết biết cách tìm đến những cõi giới tốt lành, tránh đọa lạc vào ba đường ác là Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sinh.

    Năm trạng thái tâm lý khi con người khi mất như sau: Phủ nhận, giận dữ, lý luận, buồn nản, và chấp nhận.

    Theo cuốn Tử Thư, giây phút lâm chung hết sức quan trọng, có thể quyết định số phận và tương lai của người chết.

    Vào lúc đó, tất cả mọi chủng tử của nghiệp lực chất chứa trong tàng thức đều sẵn sàng phát động. Nếu ra đi với một tâm trạng an lành thoải mái, người quá cố sẽ dễ siêu thoát và tránh được ba đường ác (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh), và ngược lại, bất cứ một biến cố gì xảy ra trong lúc đó khiến họ xúc động, phát động các tư tưởng quyến luyến, giận hờn thì hậu quả thật không biết đâu mà lường.

    Thời gian của giai đoạn từ khi chết cho đến lúc đầu thai như sau: Có người cho rằng một ngày ở bên cõi âm tương tự với bảy ngày ở cõi trần hay bảy ngày ở cõi âm tương ứng với bốn mươi chín ngày ở cõi trần.

    Do đó người ta phải cầu nguyện liên tiếp trong vòng bốn mươi chín ngày, nhất là trong ba tuần lễ đầu tiên khi thần thức người chết còn đang phân vân chưa biết chọn nơi chốn nào để đi. Đây cũng là giai đoạn mà sự liên hệ với thân quyến còn nặng nên thần thức người chết vẫn quanh quẩn bên những người thân, có thể nghe được, ý thức được lòng chân thành và sự hướng dẫn để biết đường mà đi đầu thai.

    Nếu không được hướng dẫn cẩn thận, thần thức mê muội dễ bị nghiệp lực chi phối hay bị các động lực bất hảo dẫn dắt đầu thai vào ba đường ác. Có người lại cho rằng cõi bên này có tất cả bảy tiến trình khác nhau, mỗi tiến trình dải bảy ngày, và tiếp theo tiến trình đầu như vừa diễn tả ở trên còn có những tiến trình khác. Thay vì gặp năm vị Phật thì người chết lại gặp năm vị ma vương, năm vị thiên thể, năm đấng thần linh.

    Thời gian khoảng bốn mươi chín ngày luôn luôn được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Nên Cầu niệm hồng danh đức Phật A Di Đà để cầu cho người chết được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Nguồn: Tem Đó Đây

Ý kiến của bạn